Hỏi: Nói về các loại tâm "sân".
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma, Minh Hạnh chuyển biên
TT Pháp Đăng giảng : Trong cuộc đời chúng ta sanh ra chúng ta nghĩ rằng đời sống có nhiều sự bất công, chính vì chúng ta sanh trong đời này với thời gian này chúng ta không có phước nhiều, hay là chúng ta cứ nghĩ rằng đối với những người làm vua chúa phải dùng quyền lực để cai trị mọi người, nhưng chúng ta cũng biết rằng đối với Đức Vua Chuyển Luân Thánh Vương, các Ngài tứ vô lượng tâm viên mãn rồi thì các ngài sanh ra đời đã không có sự đau thương của chúng sanh nhiều, chúng sanh sống trong thời kỳ đó rất là an lạc. Nên đôi khi Chư Tăng dùng rất nhiều hình ảnh như thế này như thế kia, hay là gom nhặt trong những bài pháp nhiều để khuyên Phật tử chúng ta dứt bỏ lòng sân hận với bất cứ hình thứ nào.
Đức Phật Ngài nói những người có tánh sân hận do 5 nguyên nhân để cho người đó có tánh sân: một là người đó quen tánh sân, tánh đa sân. Hai là người đó không khéo suy nghĩ . Ba là người đó ít được học pháp và nghe pháp từ các bậc thánh hay từ Chư Tăng. Bốn là gặp cảnh nghịch lòng. Năm là gặp mười cái hiềm hận sự mà người đó thường hay có sự sân hận. Và nơi đây, người có sự sân hận như vậy phải nương vào năm cái pháp này, và mười cái hiềm hận sự đó phát sanh theo đó là tánh đa sân là điều thứ nhất, rồi không khéo suy nghĩ vì không khéo suy nghĩ nên chúng ta mới làm những hành động coi như là không có trí.
Tánh sân hận thì trong kinh cũng cho thí dụ như sau:
Sân hận như người lấy tay mà vẽ trong nước rút tay lên rồi thì thôi có nghĩa là người đó có sân rất là nhẹ.
Điều thứ hai sân y như là vẽ trên cát và khi cơn gió qua rồi thì cát trở lại bình thường cũng như người đó khi sân lên một chút xíu trong một khoảng khắc một câu nói thì thôi.
Có nhiều người sân như là vẽ trong đất, đất thì cần phải có cơn mưa lớn thì đất đó mới bình thường lại được.
Còn có một người sân thì y như là đục ở trên đá, như là đục trên đá thì rất là lâu nó mới tiêu tan được cái sân hận đó.
Thì cũng như vậy, Đức Phật Ngài nói người có tánh đa sân làm việc không khéo suy nghĩ, do nhiều khi chúng ta suy nghĩ người này làm tổn thất cho ta, đang làm tổn thất cho ta , sẽ làm tổn thất cho ta, đã gây sự với người ta yêu mến, đang gây sự và sẽ gây sự, và người đó đang tạo đối thủ của ta là người thù của chúng ta đang làm lợi ích cho người thù của ta, sẽ làm lợi ích cho người thù của ta, và như vậy cái hiềm thù đó do cái người mà Đức Phật gọi là hiềm sự phát sanh do năm điều kiện vì chúng ta thường hay vấp phải, nghĩa là có tánh đa sân hay là quen sân hay là đụng chút gì cũng khởi tâm sân.
Loại sân như lấy tay vẽ trong nước rút tay lên thì hết sân, vẽ trong cát, vẽ trong đất và đục trong đá, thì như vậy sân tùy theo tánh cách của nó mà đem đến đau khổ hay bất hạnh, nhưng mà thật sự khi chúng ta suy nghĩ cho thấu đáo điều Đức Phật Ngài dạy không phải con người sanh ra đời rồi đều có điều sân hận, hoặc là luôn luôn mình sống mà trái ý nghịch lòng của mình, bởi vì Đức Phật Ngài nói nhiều khi chúng ta là người Phật tử khi hiểu được giáo pháp của Đức Phật thì chúng ta có sự suy nghĩ hơi sâu hơn, vì nhiều khi chúng ta không có suy nghĩ sâu hơn thì thành ra chúng ta suy nghĩ điều mà nghiệp lực của chúng sanh , chúng ta nhảy vào và chúng ta binh bên này và giết bên kia thì như vậy cũng là cái điều trong đời cho chúng ta thấy rất là nhiều.
Và vì đời sống của chúng ta bây giờ người tu học cho Phật Pháp, nhiều khi người ta nói rằng có nhiều người họ nghĩ như vậy và chính vì họ nghĩ như vậy nên họ không có thể nào mà tu tâm từ được hoặc họ dứt được cái tánh sân, đụng một chút là họ sân hận lên, nên Đức Phật Ngài mới dạy chúng ta dầu sân với hình thức nào cũng là sân. Thí dụ như trạng thái sân do trong thân của chúng ta bị rắt rối trong cơ thể chúng ta mà chúng ta đau khổ, nhưng mà đối với các vị thánh vì các Ngài cũng có bị những trường hợp này nhưng thân thọ khổ nhưng tâm Ngài không thọ ưu, chứ không phải tất cả các trường hợp nào chúng ta khó chiụ đều là sân hết , có những sự khó chịu nhưng không phải là khó chịu ở trong lòng mà chỉ là thân thọ khổ.
Đó là những điều chúng tôi muốn nói về tánh cách tình trạng sân của tâm
No comments:
Post a Comment