Hỏi: Xin nói rõ sự khác giữa hai giai đoạn: tu tập thiền định và sống với thiền định.
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma 30-9-2013, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Pháp Tân: Ở đây, thật sự đời sống của các vị thánh các vị giải thoát thì hoàn toàn khác xa với cái nghĩ hay tâm niệm của người phàm phu rất nhiều. Bởi vì các ngài đã thanh tịnh giải thoát rồi còn đối với người phàm phu ít nhiều cũng bị phiền não làm đời sống của mình không thể sáng suốt được.
Trong sự phiền não, thì sự suy nghĩ của một người phàm phu cũng khác với các bậc Thánh. Hay là, ngay cả sự thành tựu các thiền định thì người chưa chứng thiền cũng không hiểu được và am tường một cách hoàn toàn trong sự thành tựu của các vị đã chứng thiền.
Thì điều đó là đọc hiểu giáo lý lời dạy của Đức Phật qua trong kinh mô tả hay các bản chú giải được các vị tiền bối các ngài đã vạch rõ những sự an lạc sự lạc trú ở trong thiền thì người tập thiền và người chứng thiền khác nhau,
Thí dụ, mình tập thiền, hay còn gọi là thiền tập tức là ngồi thiền để thiền định của mình sanh khởi, thiền quán của mình được thành tựu. Trong một đời sống chúng ta giai đoạn mới tu tập là giai đoạn là hết sức khó khăn. Một người cư sĩ Phật tử có thể làm những công đức khác như mình tạo phước, bố thí, giữ năm giới hoặc bát giới, nhưng đi xa hơn nữa là mình cung kính Phật, cung kính Pháp, cung kính Tăng, rồi khi mình làm phước gì thì mình hồi hướng đến Chư Thiên,đó là khả năng của mình có thể làm được. Nhưng, nói đến thiền định thì như chúng tôi có tiếp xúc một số Phật tử họ nói đời sống của họ rất bận rộn lo gia đình thế sự rất nhiều không có thời gian để tập thiền.
Thật ra, việc tu tập nội tâm đòi hỏi một trình độ cao hơn một chút, bởi vì sự trao dồi nột tâm rất khó là vì tâm của mình bị phiền não chi phối từ nhiều đời nhiều kiếp rồi, đặc biệt là sự phóng dật. Việc kềm tâm không cho phóng dật rất là khó cho nên nhiều người hỏi là tại sao bình thường thì không thấy gì nhưng vô ngồi thiền một chút thì nhớ chuyện này chuyện kia vọng tâm vô cùng. Tại vì, do mình tiếp xúc với các trần cảnh ở bên ngoài. Khi mình tiếp xúc với các trần cảnh thì mình không thấy tâm mình vọng động, mình cứ phan duyên theo trần cảnh, nào là cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh pháp mình cứ phan duyên trong những cảnh đó tâm mình cứ chao động.
Trong kinh Pháp Cú Đức Phật Ngài dạy là "tâm chao động giống như con cá bị vớt lên khỏi mặt nước nó sẽ nhảy tung như thế nào, thì tâm chao động như thế". Các Ngài A xà lê ví dụ" giống như một đống tro, chúng ta chọi vật gì vào đó thì tro tung toé ra, thì phóng dật cũng vậy." khi trong đời sống hàng ngày của mình tiếp xúc với các trần cảnh cho nên mình không thấy nó chao động nhưng khi ngồi lại bắt đầu là không gian có thể tạm thời được yên lắng rồi tâm của mình bắt đầu phan duyên theo các cảnh pháp của quá khứ để lại, và nó xoay quanh để tâm chúng ta bắt cảnh, hoặc nhiều khi bình thường chúng ta không nghe được những âm thanh nhỏ nhưng khi mình vào không gian vắng lặng tâm của mình hướng tới cảnh dù lời nói nhỏ cũng nghe được thì như vậy là tâm mình bị phóng dật.
Ở đây, chúng tôi nói là giai đoạn thiền tập mình phải có sự thúc thủ tức là mình thúc giữ tâm của mình không cho chạy đầu này chạy đầu kia, mình giữ lại bằng những đề mục như hơi thở đối với một người tu tập thiền chỉ hoặc gắng vào đề mục nào đó hợp với căn cơ của mình, còn người tu tập về thiền quán thì cũng gắng để tâm vào đề tài của mình như niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp, gắng tâm của mình vào trong đề tài mà mình đang tu tập. Mình cứ làm đi làm lại, tập đi tập lại liên tục. Các Ngài dịch chữ thiền nghĩa là thiêu đốt các triền cái, thiêu đốt những phiền não, mình kiên trì tu tập nó sẽ tạo nên nền tảng mình mới có thể thành tựu được.
Chúng tôi có một kinh nghiệm, lúc nào nội tâm mình được an tịnh mình ngồi thiền, do mình tu tập thiền mặc dù là an tịnh trong vòng 5, 10 phút tức là tạm thời tâm không bị phóng dật đồng thời tạo cho tâm mình thoải mái an lạc và thân mình được khinh an, chúng ta thấy điều đó. Chúng tôi có một kinh nghiệm như vậy, thì đừng nói chi đến người đã chứng thiền, một vị mà chứng thiền như trong kinh ghi sơ thiền là một trạng thái hỉ lạc do ly dục sinh có tầm có tứ.
Khi trạng thái sơ thiền sinh khởi mặc dù chúng tôi cũng chưa chứng thiền nhưng hiểu trong kinh Đức Phật Ngài dạy đó là một trạng thái hỉ lạc do ly dục sinh, bởi vì tâm của mình là tâm một người chưa chứng thiền bị các dục quay cuồng, nhưng nếu như mình nhờ chứng các chi thiền thì hỉ lạc sinh khởi. Thì người chứng thiền khác xa với người đang tập thiền, cái người có tập thiền thì tâm mình thanh thản có khác, mặc dù mình chưa chứng thiền nhưng mình có một khoảng khắc trong 5, 10 phút tịnh tâm, 5, 10 phút thôi mà mình được tịnh tâm thì mình cũng đã có sự hỉ lạc ở trong nội tâm và sự an lạc ở thân của mình.
Cho nên, thiền tập ở trong Phật giáo là một pháp môn tu tập của đời sống lý tưởng những ai tu tập, ai cũng nghĩ đến điều đó và thực hiện những điều đó trong thời gian hiện tại và trong tương lai mong cho nội tâm của mình được an lạc bởi vì đó là niềm an lạc. Trong kinh mô tả người chứng thiền thì sự hỉ lạc trong nội tâm rất là lớn, và các ngài không bị phiền não chi phối bị khổ lụy vì tham dục, sân hận hay hôn trầm thụy miên. Tâm các vị đã chứng thiền thời lắng dịu các triền cái, như là một người có tài sản to lớn vì sự an lạc của họ giúp cho đời sống của họ được hanh thông được sự thoải mái an lạc hơn.
Ở đây là mình nói mượn phương diện vật chất để làm ví dụ, chứ niềm an lạc ở nội tâm hoàn toàn khác với điều đó.
Trong kinh mô tả, một người đã chứng đắc thiền thì dù sống ở nơi thâm sâu cùng cốc đi nữa thì vẫn có sự an lạc trong khi với một người phàm hay một người đam mê ngũ dục thì do tâm chúng ta tập theo ngũ dục cho nên khi nào không có ngũ dục thì chúng ta cảm thấy thiếu. Thí dụ, một người tu tập ở trong chùa có vài vị sư thỉnh thoảng thì có vài Phật tử đến thì mình cứ xoay quanh công việc của người xuất gia mà thôi, nhưng người Phật tử lâu lâu họ đến họ nói sao buồn quá tại vì họ hướng theo cảnh ở bên ngoài trong khi ở trong chùa thì hạn chế những cảnh đó. Cho nên khuynh hướng của đa phần chúng ta phải có sự hướng tới sự an lạc mà điều đó phải có sự tu tập mình phải có tập thiền thì mới có thể chứng thiền được mới có được sự an lạc chứ không có điều gì mà đương không mà có được, và phải có sự liên tục liên tục tu tập không phải chỉ một ngày hai ngày có khi cả đời. Đức Bồ Tát của chúng ta chứng thiền từ khi bảy tuổi, ra nhân dịp lễ Ngài ra cánh đồng ngồi dưới gốc cây đã chứng thiền sơ thiền, và điều đó có được là do trong nhiều kiếp Ngài đã huân tập nên Ngài thành tựu điều đó rất là dễ dàng ./.
No comments:
Post a Comment