Hỏi: Ý nghĩa của tâm ma vương là gì?
(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Đẳng: Danh từ "ma vương" hay" mara" dịch là ma vương. Ma vương tượng trưng cho thế lực đen tối. Thế lực đen tối này là thế lực vô hình. Chúng quyện lấy chúng ta để chìm sâu vào trầm luân sanh tử, trong khổ ải. Muốn vượt thắng ma chướng đó thì trước nhứt tâm tư của mình phải đủ mạnh, phải đủ tánh miễn nhiễm để không bị chi phối mà đức Phật cho chúng ta biết rằng một điều kiện hết sức quan trọng cần phải được nói đến ở đây là làm sao tâm tư của mình không bị ảnh hưởng bởi ma vương. Có nghĩa là tâm tư đó được điều phục trong điều kiện thật khó khăn. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại có rất nhiều tiến bộ về phương diện giao thông, về phương diện xã hội, phương tiện kỹ thuật đã tiến bộ lớn. Nhưng điều đó chỉ là sự tiến bộ về kỹ thuật. Còn riêng về tâm linh của chúng ta thì hầu như có sự tiến bộ rõ ràng nào cho chúng ta có thể chắc chắn được.
Chúng ta cũng nên ghi nhớ một điều là mãi mãi chúng ta phải sống với chính mình và mãi mãi chúng ta là người cô độc. Cô độc lắm. Cô độc đến nỗi khi chúng ta nằm xuống ngủ hay lúc chúng ta thức dậy hoặc giả những lúc lái xe hoặc giả sống chung với đông đảo mọi người, không chắc rằng chúng ta hiểu được mọi người và mọi người hiểu được mình. Tâm tư đó khó hiểu, khó thấy vô cùng.
Một vị sa di sau mùa an cư kiết hạ trở về thăm vị sư bác của mình cũng tu trong một ngôi chùa. Trứơc khi rời nơi an cư kiết hạ thì vị sa di này được Phật tử cúng dường cho hai khúc vải. Ngày xưa vải là một sản phẩm rất có giá trị. Ngày hôm nay khi nói đến vải ngay cả ở Việt nam bậy giờ nói đến y áo hay vải không còn là một cái gì khó tìm hay khan hiếm như kia xưa nữa. Nhưng chúng ta biết hồi thời đức Phật còn tại thế thì một tấm vải đủ may y cho chư tăng quả là một thứ rất khó tìm. Người ta phải trồng bông vải rồi dệt thành sợi. Họ dệt thành từng tấm vải như vậy. Khi có một tấm vải để mặc là cả một tài sản lớn. Vị sư này về đảnh lễ và cúng dường một tấm cho vị sư bác. Nhưng ngài trưởng lão Sangharakkhita (Tăng Hộ) đã từ chối không nhận bởi vì ngài nói rằng ngài có đủ y, không cần phải nhận thêm.
Câu chuyện của vị sa di ngồi nghĩ vẩn vơ, vị sa di, thấy mình đã đem tất cả tấm lòng của mình dành cho vị sư bác, nhưng vị sư bác dường như không hoan hỷ nên vị sa di có một chút buồn. Buồn vì mình đã làm tròn bổn phận của một vi sa di và đứng đó quạt hầu cho vị sư bác trong lúc trời trưa hè hơi nóng nực, trời hơi oi bức, quạt cho người sư bác mà vừa nghĩ vẫn vơ. Trong tâm tư có nhiều suy nghĩ vẩn vơ. Những ý nghĩ chợt đến trong đầu vị sa di trẻ đó là mình sống trong chùa dường như không có tình cảm. Thế giới này hình như không phải là thế giới của mình. Có lẽ mình nên hòan tục. Với hai khúc vải mình đang có ở đây bán ra mua một con dê cái. Thời gian không lâu sau cũng không chừng mình có một bầy dê. Với bầy dê đó cố gắng siêng năng gầy dựng có thể dần dà từ một tài sản nhỏ tạo ra một tài sản lớn. Lúc bấy giờ thì mình có thể lập gia đình có vợ, sanh con.
Câu chuyện của vị sa di ngồi nghĩ vẩn vơ khiến cho chúng ta bật cười bởi vì con người thường sống với những ý tưởng, ý tưởng không đâu, những ý tưởng có thể nói rằng không ra gì như vậy. chẳng những thế mà chúng ta còn trau chuốt, chúng ta còn đánh bóng cho đến khi chúng ta nhận ra thực tại của nột tâm thì thấy rằng mình không mạnh như vậy, không giỏi như vậy, không tốt như vậy mà nó chỉ là sự việc bắt buộc tương đối. Sống với nột tại. Hiểu được tâm của mình đó là dấu hiệu của bậc thiện trí. Không có ai cũng có thể làm được chuyện đó. Chúng ta cười vị sa di đã sống một sự tưởng tượng, nhưng trong đời sống của chúng ta cũng có vô số trường hợp chúng ta sống bằng ước vọng, những ước mơ, mơ về tương lai hay những hòai niệm về quá khứ. Mơ về tương lai hay hòai niệm về qúa khứ đều nói lên một điểm là chúng ta thường đánh mất thực tại.
Chúng ta nói về, giai thọai một góc cạnh hết sức riêng tư của một người. Và từ góc cạnh riêng tư của một vị sa di trẻ đến hầu vị sư bác với ý nghĩ vẩn vơ trong đầu. chúng ta tìm thấy những cái rất tương đồng, giống nhau giữa tâm trạng của vị sa di đó và tâm trạng của con người. Đức Phật rất đặc biệt. Ngài dùng nhiều hình ảnh mô tả đời sống nội tâm của con người. Ngài nói nó hoang vu, man dại vì nó sống một mình. Ít có người thấy, ít có người biết. Có lẽ trước đây không lâu chúng ta có một câu chuyện một vị tỳ khưu đến sống trong một ngôi làng và khám phá ra rằng bà thí chủ trong làng là người đọc được tâm tư của mình thì vị tăng này trở nên hoảng hốt. Không hoảng hốt sao được khi cái gì mình nghĩ trong lòng có người khác họ biết hết thì thật sự là hoảng hốt. Trên thế giới cũng có một câu chuyện khác đề cập đến con người là khi không mặc quần áo thì đáng xấu hổ. Chúng ta đẹp được là nhờ mặc quần áo. Những cái xấu được che đậy cũng là nhờ quần áo. Có khi thân thể chúng ta không đẹp nhưng nhờ y phục bên ngòai làm cho con người chúng ta dễ coi, dễ nhìn hơn. Tưởng tượng chúng ta sống mà không mặc quần áo thì có lẽ xấu hổ đến mức độ nào. Nhưng điều đó chưa bằng khi chúng ta sống mà những người xung quanh đều có thể đọc được nội ý nghĩ thầm kín trong lòng của mình. Thưa quí vị thì không biết thế giới sẽ trở thành như thế nào, nó ra sao? Do vậy đức Phật đặc biệt nhấn mạnh rằng, tâm tư của chúng ta cô độc, một mình. Trong cái một mình có bao nhiêu là động thái, bao nhiêu hành tướng mà chính chúng ta cũng không ngờ được.
Chúng ta cũng hiểu được đức Phật ngài cho chúng ta hiểu rằng tâm là vô hình. Do vậy tâm tư rất là chập chờn, chập chờn như bóng ma, chập chờn như ảo ảnh. Cảnh giới của tâm là những vùng trời, vùng đất sâu kín, những nơi chúng ta rất ngại thám hiểm, chúng ta còn ngại khám phá. Do vậy suốt cuộc đời chúng ta sống tuân thủ theo một trạng thái tâm mang dại như vậy. Nếu hiểu được tâm mình, thấy được tâm mình. Nếu mình có thể nhận ra được những gì chúng ta gọi là những hình tướng muôn màu, muôn mặt của nội tâm thì chúng ta sẽ có thái độ khác.
Chúng ta sống không còn trong sự đinh ninh là mình biết chính mình, cho rằng nội tâm mình ổn định, nội tâm của mình an lạc và do đó chúng ta sẽ có một thái độ khác, một thái độ thận trọng, thái độ tỉnh táo và chuyên chú để tu tập.
Nhiều năm qua người ta thường nói đến trật tự của thế giới. Không ai biết rõ cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt rồi thì thế giới sẽ đi về đâu. Không ai biết rõ rằng giá xăng dầu tăng vọt hiện nay có ảnh hưởng trầm trọng đến sự ổn định của thế giới như thế nào. Nhưng người ta lập đi lập lại những chữ như là trật tự. Một trật tự mới cho thế giới mới hay là sự ổn định cho thế giới mới. Sự ổn định cho thế giới xem ra một khẩu hiệu để trấn an con người. Như vậy người ta quên đi một điều rằng ngay trong lúc chúng ta tha thiết mong mỏi có được một trật tự ổn định với thế giới này thì chúng ta đang sống với một nội tâm, nội tâm đó man dại, nội tâm đó hoang vu, nội tâm đó phiêu bạt, nội tâm đó chập chờn. chợt đến, chợt đi.
Tâm thức của chúng ta thì mỏng manh như sương, như khói, dù chúng ta không nắm bắt được nhưng đóng vai trò rất lớn và ngày nào nội tâm chưa được điều thuận, tối chúng ta đi ngủ, mình nghĩ rằng mình nên ngủ một giấc an lành bởi vì cửa đã khóa, công việc làm trong ngày đã xong và giấy tờ mọi thứ đã sẵn sàng. Chúng ta yên tâm về bản thân của mình, gia đình của mình, về công việc của mình và về cả thế giới nữa. Nhưng thực ra đó chỉ là một sự giả trá, nó là một sự tạm nói, gượng nói như vậy thôi nhưng trong tâm thức của chúng ta, thưa quí vị, không có gì ổn định hết. Nó mãi mãi là như vậy. đức Phật đã đưa ra lời mời gọi mọi người nên có ý thức mới về nội tâm và làm sao sống cho thích hợp với ý thức đó.
No comments:
Post a Comment