Friday, May 10, 2013

Ba cử tội là thế nào?


Hỏi: Ba cử tội là thế nào?

(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 13-10-2013, Minh Hạnh chuyển biên)

  TT Giác Đẳng trả lời: Có ba điều liên quan đến tội và ba điều này Phật tử cần nên biết.

  Thứ nhất là chúng ta nói phạm tội trên phương diện giới.
  Thứ hai là phạm tội trên phương diện nghiệp.
  Thứ ba là lokavajja (tội lỗi theo thông thường theo thế tục).

  - Trên phương diện giới thì, đơn giản một điều là thấy người ta sát sanh mình khen hay vui theo sự sát sanh đó thì về phương diện giới mình không phạm, ví dụ như qúi vị thọ Bát Quan Trai Giới giữ ngũ giới, qúi vị thấy người ta bắt cá chẳng hạn qúi vị vui thì thật sự điều đó trên phương diện giới qúi vị không phạm tại vì một là chuyện đó đã xảy ra rồi, thứ hai là mình chỉ vui chứ mình không ra sức, nếu tính 5 chi phần thì không ra sức thì không có phạm giới.
  - Nhưng trên phương diện nghiệp thì có ở trong 40 nghiệp thì sát sanh hay là mình khen ngợi việc sát sanh hay dạy người khác sát sanh hay vui khi người khác sát sanh thì điều đó trên phương diện nghiệp thì có tội.

  Thì như vậy, có nhiều thứ trên phương diện nghiệp là tốt như ở trong giới luật thì cấm, thí dụ như một vị Tỳ kheo cắt bông hoa gọi là cảm thảo hay đoạn mạng sống của thảo mộc nhưng bây giờ mình cắt bông hoa cúng Phật thì trên phương diện nghiệp chuyện đó tốt khi cắt bông hoa cúng Phật.
  Nhưng trên phương diện giới thì là phạm giới, phạm giới là cầu bất cảm thảo.

 Yếu tố thứ ba là lokavajja (tội lỗi theo thông thường theo thế tục). Chuyện đó trên phương diện giới thì không phạm, trên phương diện nghiệp không phạm, nhưng mà do văn hóa do xã hội không cho phép mình làm như vậy nhưng mình làm thì sẽ bị hệ lụy. Chúng tôi lấy ví dụ như là mình ở xứ Ấn Giáo người ta không ăn thịt bò mình thấy người ta bán thịt bò, con bò đã chết mình ăn thì không phạm giới sát sanh, tính về nghiệp thì con bò chết mình mua về ăn thôi hay là ai cho thì mình ăn, nhưng trên phương diện lokavajja là có thể những người Ấn Độ giáo họ thờ bò nếu họ biết họ ghét họ thù mình, thì như vậy, yếu tố thứ ba là lokavajja cũng gây ra cái hệ lụy phiền phức cho mình.

 Cho nên về những phương diện này có rất nhiều yếu tố trực tiếp, hoặc gián tiếp, cố ý hoặc vô tình hoặc là mình làm hay là người khác làm, hoặc giả là trên phương diện giới trên phương diện nghiệp phương diện thế gian nó không phải là đơn thuần. Đôi khi chúng tôi đọc một số các bài viết về sát sanh hoàn toàn là viết dựa trên suy luận nhưng có nhiều chuyện luật pháp không là suy luận mà luật pháp có cơ sở.

Một câu chuyện con cò và con bò, đó là trường hợp nghe cũng kỳ là một người cố ý bắn con cò nhưng lại không bắn trúng con cò mà bắn trúng con bò làm con bò bị thương, bây giờ hỏi trên phương diện giới thì thật sự chưa đủ chi phần để gọi là giới sát sanh tại vì người đó thấy con cò mà con cò là con vật đang sống nó đang đậu trên lưng con bò.
Con cò là loại có thức tánh,
Biết con cò có thức tánh,
Có ý muốn giết,
Và ráng sức giết,
Nhưng yếu tố thứ năm là con vật không chết vì sự cố ý đó

Thì rõ ràng chúng ta biết vì người đó bắn dở quá nên không trúng con cò mà trúng con bò, tức là đối với hành động muốn giết con cò thì hành động chưa đóng hồ sơ được chúng ta chưa kết thúc được tại vì con cò chưa chết.

Nhưng trên phương diện nghiệp mà nói là không tạo nghiệp sát thì không đúng.

Ở đây có nói như vầy là bắn con cò bằng súng trường mà trúng con bò con bò chết thì trên phương diện giới thì nó chưa đủ để mình kết thúc rằng người đó hội đủ 5 chi.

Nhưng trên phương diện nghiệp thì người đó phạm cả hai thứ nghiệp: Khi mình khởi lên một ý muốn giết con cò, và cố ý bóp cò để bắn con cò thì lúc đó đã tạo nghiệp rồi.

Còn cái hệ quả bắn trật con cò thì nó là quả khác, cái quả mà giết chết kia là một cái tuy rằng không chủ tâm giết con bò nhưng mà rồi con bò bị chết thì cái đó là vô ý nhưng mà trong sự vô ý đó cũng có cái nghiệp của vô ý.

Nhưng nó còn có một lý do khác ở tại đây là, thí dụ mình giết một chúng sanh mà chúng sanh đó càng linh mẫn, ngoài đời người ta dùng chữ có tánh linh hay ở trong đạo mình nói con vật đó khôn ngoan, thí dụ như mình giết con kiến cái nghiệp khác với giết con gà, giết con gà nghiệp khác với giết con trâu con bò hay là con voi, không phải tại vì nó lớn xác thì cái nghiệp lớn hơn, nhưng có những con vật như mình nói con kiến con gián thì sự khổ đau sự lo sợ đối với cái chết không có giống như những con vật như con bò hay con cọp con beo hay con voi chẳng hạn, những chúng sanh lớn mà nó có cuộc sống đủ khôn ngoan để đi tìm mồi khôn ngoan để chống kẻ thù v.v... thì cái nghiệp nặng hơn.

Về điểm này thì chúng ta phải nói cho rõ là tùy vào đối tượng, có nhiều khi mình tạo một ác nghiệp đối với một người nào đó thì nó không có gây cho họ cái khổ ải bằng mình tạo ác nghiệp cho một người khác, cái người mà càng cảm nhận sâu sắc cái ác nạn mà họ gánh chịu thì người tạo ra ác nạn đó thì càng gây ra những oan trái lớn nên chi không phải là giết tất cả các con vật đều nghiệp giống nhau.

Thì trường hợp nhắm con cò mà giết con bò, thì giết con bò đó không phải là không có tội mà mình phải nói một cách rõ ràng trên phương diện giới, thí dụ người đó đang thọ Bát Quan Trai Giới mà họ nhắm con cò và bóp cò thì nó chưa hội đủ yếu tố để gọi là người đó đã phạm giới sát sanh tại vì bắn mà bắn trật con vật chưa chết, nhưng trên phương diện bình thường gọi là giới bất tịnh có nghĩa là chưa hẳn là đứt giới.

Giới bất tịnh là bởi vì mình đã biết con vật có thức tánh mình có ý giết, ráng sức giết, chỉ có điều là con cò chưa chết vì hành động đó  thì không có nghĩa là không ảnh hưởng gì, có chứ không phải là không có, là giới bất tịnh nhưng chưa đến tình trạng đứt giới.

Nhưng riêng về chuyện giết con bò thì vẫn có nghiệp và cái nghiệp đó khác hơn là một người có ý giết con bò và nhắm bắn trúng con bò, nói một cách khác thì vấn đề  tương đối tế nhị.

 Chúng tôi trở lại để nói ở tại đây là khi chúng ta nói đến tội thì chúng ta nói có ba thứ tội:

 - Một thứ tội là trên phương diện giới. Khi nói về điểm này mình phải nói cái chi của giới. Ví dụ như mình nói một người thế nào là trộm cắp, trộm cắp đối tượng của trộm cắp là vật có chủ, mình biết vật có chủ mình cố ý lấy, mình ra sức chiếm đoạt, và người chủ đã bỏ cuộc người chủ nói rằng như vậy là mất rồi, thì sự chiếm đoạt của mình là phạm giới đủ năm chi. Nhưng trong trường hợp như là mình thấy của người ta mình cố ý lấy, và mình đã lấy rồi nhưng người chủ chưa bỏ cuộc thì mình có cơ hội trả lại, tuy vậy khi mình đã lấy đi rồi thì mình vẫn tạo nghiệp chứ không phải là chỉ cái giới bất tịnh rồi không tạo nghiệp, nó vẫn tạo nghiệp chứ không phải là không tạo nghiệp.

 Những cái đó thì người Phật tử nên biết cho rõ.

 Khi chúng ta nói về luật pháp chúng ta đề cập đến quá trình và sự hoàn tất quá trình. Quá trình đó có những điểm cần phải được xét nhưng mà sự hoàn tất quá trình nó mới dẫn đến chung cuộc một sự luận tội. Thì nói chung tại sao người ta tốn nhiều tiền cho luật sư, tại sao có nhiều phiên toà? Tại vì chuyện định tội không có đơn giản, nó có trăm chuyện rắc rối nó không phải là đơn giản, chỉ có điều mình là người Phật tử nên biết đó là chúng ta nên có một chút kiến thức, nếu chúng ta không có kiến thức thì mình có vấn đề. Lấy ví dụ là giới tà dâm là cái đối tượng mà mình quan hệ là có người gìn giữ, ví dụ như một người thiếu nữ hồi xưa ở Việt Nam khi lớn lên bao giờ cũng ở trong sự quản chế của gia đình trước khi người đó lập gia đình về nhà chồng, thì nếu một người nào mà quan hệ với cô thiếu nữ trên tuổi vị thành niên nhưng chưa có gia đình thì thường là phạm giới tà dâm nếu người đó không phải là người vợ chính thức của mình. Nhưng chuyện đó chúng ta nói ở VN là tại vì văn hóa của VN thì người nữ là người có chủ, hồi ở nhà thì cha mẹ là chủ và khi lập gia đình thì người chồng là chủ. Nhưng nếu trong quan hệ bình thường thí dụ một người nam sinh viên một người nữ sinh viên đi học trong đại học thì dĩ nhiên là hai bên sinh viên nam sinh viên nữ họ đều có cha có mẹ có gia đình, nhưng luật pháp trên xứ này cho người trên 18 tuổi có quyền tự do và đồng thời quan hệ nam nữ bên này là bình thường, thì sự quan hệ giữa một người sinh viên nam với một sinh viên nữ dù là quan hệ thể xác đi nữa thì không gọi là tà dâm. Ý chúng tôi muốn nói như vầy là một người nữ mà ngày xưa ở bên nhà chẳng hạn dầu người nữ đó đã trên tuổi vị thành niên nhưng chưa lập gia đình thì một người nam nào đó quan hệ thì coi chừng là phạm giới tà dâm tại vì trên phương diện văn hóa luật pháp thì người nữ đó có người bảo hộ có người gìn giữ nhưng ở tại xứ này văn hóa họ khác. Thành ra ở xứ này hễ người trên tuổi thường niên thì có quyền độc lập có quyền tự do. Do vậy tùy theo từng văn hóa địa phương mà định tội.

 Chúng tôi nhắc lại một lần nữa đó là nếu mình nói về giới thì mình phải nói cái chi phần của giới, dựa trên chi phần của giới thì mình mới sát định được thế nào là thấy, thế nào là nghe thế nào là nghi.

rồi trên phương diện nghiệp thì chúng ta nói chính cái nghiệp là cetanā hay là sự chủ trương hay chủ tâm, và chủ tâm thì sẽ tạo ra ác nghiệp nó là hành động tạo ra ác nghiệp nhưng ssự vô tình cũng tạo ra quả, cái quả vô tình cũng ảnh hưởng đến mình về trên phương diện nghiệp nó khác nhưng cái quả vô tình thì hoàn toàn không tính trên phương diện giới, giới thì phải cố ý mới tính về giới còn chuyện vô tình hay cố ý không biết nhưng khi mình làm việc đó mà nó đi ngược lại với luật pháp hiện hành hay là đi ngược lại với văn hóa mà mình bị cái hậu quả thì Đức Phật nói là lokavajja là do thế gian kiển trách.

Chúng tôi nói trở lại là về điểm này có nhiều cái chi tiết tương đối là tế nhị mà chúng ta là người Phật tử nhiều khi không để ý không biết và đặc biệt là người ta tạo ra cái mặc cảm không nên có trong đời sống ./.
       

No comments:

Post a Comment