Monday, May 6, 2013

Bố Thí và Trai Tăng phước báu nào thù thắng hơn?


Hỏi: Có người bạn rất quan trọng việc trai Tăng hơn việc từ thiện. Hễ có tiền là vị ấy nghĩ đến việc làm trai Tăng. Còn riêng con thì nghĩ làm phước thiện hơn vì khi người ta thiếu thốn mình giúp đỡ thì mới có phước nhiều. Con kinh mong chu Tăng giải thích phước báu của hai việc trên như thế nào?

(Câu hỏi được hỏi trong rơom Diệu Pháp, ngày 25 tháng 11 năm 2007 - Chánh hạnh chuyển biên) 

TT Giác Đẳng: Có nhiều trường hợp chúng ta có thể so sánh và có những trường hợp chúng ta không thể so sánh. Về điểm này chúng ta nên phân biệt kỹ lưỡng. Khi chúng ta nói không thể so sánh. Không có nghĩa là: Nếu mình làm việc theo cảm tính thí dụ như có những vị thích đọc kinh sách không thích vào room Diệu Pháp để nghe pháp vì các vị ấy nghĩ rằng đọc sách sẽ chú tâm nhiều hơn, ít bị chi phối. Cũng có những vị khác thích vào trong room vì họ nghỉ rằng sinh hoạt trong roomPhật Pháp như một lớp học sẽ sinh động hơn khi mình cầm quyển sách đọc. Điều đó hoàn toàn do cảm tính, chúng ta không thể nói, “À mình phải vào trong room Diệu Pháp để nghe pháp hay mình phải nằm ở nhà đọc sách”. Hay chúng ta chê ngươi này dở người kia dở. Trong trường hợp đó chúng ta không thể nói người này giỏi hay người kia dở được . Riêng về việc làm từ thiện và vấn đề trai tăng. Hai cái tâm làm việc mang tính cách khác nhau. Có những người rất thù thắng về tâm đại bi nghĩa là xúc động mãnh liệt trước nổi đau khổ của chúng sanh khác, họ dễ dàng phát tâm hoan hỷ, dễ dáng phát thiện tâm giúp đỡ cho những người khốn khó. Cũng có những người có tâm tín thành đối với Tam bảo muốn duy trì Phật Pháp. Và người này cũng có sự hiểu biết nào đó về giáo lý, người này dễ dàng hoan hỷ cúng dường Chư Tăng qua các buổi lễ trai Tăng. Chúng tôi nói rằng có hai cái nhìn , hai sự nhận thức, hai sự cảm nhận khác nhau, Có đôi lúc người này thấy điều này quan trọng có đôi lúc thấy điều kia quan trọng.
Bây giờ chúng tôi nói đến một khía cạnh khác. Thật ra trong tất cả sự bố thí, Tăng thí ( dakkhinadana) là phước báu tối thượng. Người Phật tử nên hiểu rõ về điểm này. Tại sao Tăng thí phước lớn hơn cả trong tất cả các sự tài thí? Pháp thí tất nhiên là thù thắng rồi. Tài thí là sự bố thí về vật chất trong sự bố thí về vật chất.
Trong một phước sự gọi là bố thí, nếu người cho bằng tâm trong sạch và người nhận một cách xứng đáng gọi là ứng cúng và lễ phẩm trang trọng sẽ thành tựu một cuộc bố thí thù thắng. Thế nào là người cho bằng tâm trong sạch? Cho với lòng cung kính, cho nhưng không có hậu ý đòi hỏi điều gì và cho với tâm không có phiền não, tâm thí đó rất thù thắng.
Đối tượng nhận thí là người biết nhận, nhận không tham lam, nhận không có đòi hỏi. Về điểm này quý vị sống trong cuộc đời quý vị hiểu rằng khó tìm được một đối tượng như vậy. Ví dụ như chúng ta cho một điều gì đó cho người bạn như cho tiền chẳng hạn. Người đó nghĩ rằng, “À người này mình có thể lợi dụng được, mai mốt mình xin nữa” Hoặc giả là tìm cách kêu gọi thêm. Mình cho một người thường tạo cho họ lòng tham, nhưng hiếm khi trong đời này có đối tượng, đặc biệt như Đức Phật quy định đời sống của vị sa môn là người ta cho mình, mình đón nhận bằng tâm trang trọng nhưng không có nuôi hậu ý là tìm cách để bòn để rút, để kêu gọi thêm, mà chỉ nghĩ rằng thí chủ phát tâm vị sa- môn chỉ nên hoan hỷ chú nguyện cho vị đó. Có nghĩa là nếu mình cho một người mà người đó biết cách nhận. Biết cách nhận là nhận một cách phải chăng, nhận một cách có hiểu biết, nhận một cách không có hậu ý, không có mưu đồ nhận một cách không có nhiều sự toan tính thì sự bố thí đó thù thắng. Chính ra trong đời sống của các vị Sa môn chân chánh như Đức phật đề ra, người phật tử có bốn cơ hội để làm phước rất quan trọng:
-Cơ hội đầu tiên Tăng là đối tượng biết nhận, nhận một cách hợp đạo và nhận một cách đại chúng chứ không phải cá nhân và nhận cho một mục đích cao cả để tu tập. Bốn mục đích này làm cho đối tượng trở nên thù thắng. Chúng tôi nói biết nhận có nghĩa là khi nhận thực phẩm hay nhận sự cúng dường của tín thí, mình không làm phiền lòng đến họ. Có nhiều người họ nhận phiền lắm. Quý vị để ý trong nhà con cháu hay bạn bè, mình cho họ một họ đòi tới mười. Khi được gửi tiền ít họ đòi hỏi nhiều chẳng hạn. Cái đó rất là phiền. Nguời đó không gọi là người biết nhận, và có nhiều khi họ nhận bằng tâm không trong sạch, có nghĩa là họ nhận cái đó để họ hưởng thụ, chứ không phải nhận cái đó cho mục đích cao cả.
Thưa quý vị nhận với tính cách cá nhân không thù thắng bằng nhận một cách đại chúng, Giả sử quý vị thấy một nhà sư đi bát, quý vị cúng một nắm xôi, quý vị cúng dường vật thực vào trong bình bát . Đôi khi người ta làm cái đó vì không để ý . Nếu quý vị cúng dường cho một nhà sư, quý vị nghĩ rằng cúng dường cho chư Tăng để chư Tăng sống và tu tập để hộ trì Phật Pháp lâu dài. Điều đó hoàn toàn không mang tính cá nhân. Bởi vì sao? Nhà sư đó mang hình ảnh của Tăng già và đi ngang nhà mình không biết nhà sư đó lạ hay quen khi đặt thức ăn vào bình bát. Sự cúng dường như vậy nó vượt ngoài cá nhân tuyển thí . Thường khi cúng dường mình hay lựa chọn cá nhân, Thưa quý vị, Nếu một nhà sư hiểu Pháp và Luật khi thọ thực phải quán tưởng : thực phẩm này của tín thí cúng cho minh để mình tu tập và sự quán tưởng như vậy mang lại phước lạc lớn cho người thọ thí và cho người thí chủ. Bốn khía cạnh này không tìm thấy ở ngoài sự cúng dường Tăng thí chúng gọi là dakkhinadana.
Có nhiều lần chúng tôi nói về chuyện tạo phước hay tạo nghiệp. Mình tạo nghiệp nói chung gồm có tác ý gồm có đối tượng và gồm có vật hay hành động như tâm mình làm phước như thế nào, đối tượng mà mình hướng đến như thế nào và lễ phẩm hay cung cách mình làm như thế nào. Mỗi cái đều là một yếu tố hết, nhưng Tăng thí thù thắng nhất ở trong điều mà chúng ta gọi là phước vật.
Tóm lại với một người Phật tử hiểu đạo sẽ thấy được sự vi diệu khi mình cho một chén cơm cho một người, khi người nhận nghĩ rằng. "Cuộc đời phải có bổn phận với mình, hay người khác phải cho mình." Điều đó khác với một người nhận với tấm lòng cảm kích. Chúng tôi sống trong chùa,chúng tôi nghiệm ra một điều người cho xem ra rất dễ tìm. Rất dễ tìm những người thí chủ, những người cho. Nhưng người biết nhận xem ra khó tìm lắm. Người biết nhận cho tạo cho người cho được an lạc, nhận không để lại phiền phức cho mình về sau, nhận biết dùng vào việc chánh đáng. Điều đó mới khó. Riêng về điểm này Đức phật Ngài hướng dẫn một cách đầy đủ và Ngài muốn rằng chư Tăng và Phật tử tức là những đệ tử xuất gia và tại gia của Ngài hiểu rõ giá trị đó. Do vậy khi chúng ta hiểu rõ việc gì mình làm sẽ tìm thấy sự hoan hỷ trong điều đó.
Chúng tôi đã nói hai chuyện đó hoàn toàn khác nhau.
Điểm thứ nhất là mình làm việc qua cảm tính hay qua bối cảnh cá nhân của mình. Thưa quý vị về điểm này không nói được. Người thích đi làm từ thiện cứ làm từ thiện, người nào thích trai Tăng thì cứ trai Tăng. Chúng tôi không nói rằng quý vị đừng đi làm từ thiện nữa lo trai Tăng đi. Hoặc nên làm từ thiện.
Thật ra khi mình làm phước không nên nghỉ nhiều chuyện như vậy. Mình làm phước chỉ nên biết một điều là ở trong duyên nào làm được thì làm. Ví dụ như khi chúng tôi sang hành hương Ấn độ, lần nào chúng tôi cũng tổ chức những buổi chẩn tế cho những người nghèo cho những người đói khổ xứ Ấn độ. Lúc nào trai Tăng được thì chúng tôi làm trai Tăng. Chúng tôi không nói rằng Trai Tăng mới có phước rồi gặp những người nghèo mình không để ý đến họ, hay nghĩ rằng Chư Tăng có cơm ăn rồi mình không nên không cúng dường chỉ lo cho những người nghèo mà thôi. Thật ra làm phước như vậy làm cho tâm tư chúng ta bị giới hạn lại.
Như trong đời sống mình rót được ly nước trà cho một người khách uống, mình đừng suy nghĩ tại sao công rót như vậy không làm cho cha cho mẹ mình hay một người nào khác xứngđáng hơn . Khi khách đến mình lo cho khách . Khi cha mẹ đến mình lo cho cha mẹ.
Chúng tôi tin một điều rằng trong đời sống của chúng ta, người sống có hiểu biết, có đạo tâm làm việc tùy theo duyên tùy theo hoàn cảnh. Cơ hội nào, nhân duyên nào, đến chúng ta tùy duyên mà làm, giống như câu tục ngữ khéo ăn thì no khéo co thì ấm. Phước sự không có nhiều trong đời sống. Giả sử trong trường hợp đó làm được mình cứ làm, bởi vì sắp tới nhiều khi không có cơ hội để làm nữa Còn vấn đề làm cái gì thật sự rất khó nói. Không phải lúc nào cũng có cơ hội giống nhau nên chúng tôi xin thưa làm trai Tăng hay làm từ thiện xã hội , chuyện nào cũng nên làm, và nên tùy duyên mà làm. Và làm thì nên hiểu như khi sang Ấn Độ cho những người nghèo họ giành họ giựt, nhiều khi chúng tôi phải mướn cảnh sát để ngăn ngừa những hành động khó chịu như họ đòi thêm nhiều, hay gian lận như đã xin rồi còn xin thêm nữa. Nhưng không vì lý do đó mình sợ mình không làm, vì mình biết họ nghèo họ mới làm như vậy. Quý vị nào có niềm tin vào trai tăng quý vị cứ làm và thật ra mình nên làm cả hai tùy duyên, tùy cơ hội. Chúng tôi xin dứt lời tại đây./.

No comments:

Post a Comment