Hỏi: Trong đời sống tu tập ngoài việc thọ trì giới thì có pháp nào làm việc giữ giới của mình được thêm vững mạnh hơn không?
(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 1-5-2013, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Pháp Tân trả lời: Giới luật là một nguyên tắc sống trong đạo Phật, mà hàng tu sĩ xuất gia và cư sĩ tại gia thọ trì, đó là nguyên tắc sống mà Đức Phật đã ban hành thì điều đó là một người mà giữ giới là do tâm tự nguyện.
Cái gì làm cho giới được thanh tịnh, được phát triển tốt đẹp thì chúng tôi nghĩ:
1- Điều này thứ nhất là do tri kiến, bởi vì một người giữ giới trong đạo Phật mà tri kiến không đúng thì việc thực hành giới không bao giờ mang đến lợi ích, bởi vì nếu không khéo người đó sẽ trở thành giới cấm thủ. Giới cấm thủ tức là nguyên tắc mà chúng ta chấp vào định kiến hay là do tà kiến của chính mình mà mình hành trì thì nó chưa chắc mang đến sự lợi ích mà lại mang đến tri kiến không đúng đắn. Cho nên ở đây, khi nói đến pháp gì hổ trợ cho giới được thanh tịnh thì đó là tri kiến,
Tri kiến là mình hiểu đúng về giá trị lời dạy của Đức Phật. Thí dụ, các bậc xuất gia nương nhờ vào bốn thanh tịnh giới (tứ thanh tịnh giới)là:
Giới bổn thanh tịnh giới.
Thu thúc thanh tịnh giới.
Thọ dụng thanh tịnh giới.
Quán tưởng thanh tịnh giới.
Thì bốn nền tảng của giới này hay còn gọi bốn mảng của thanh tịnh giới mỗi một khả năng mỗi một mảng của giới mang đến cho sự thanh tịnh của vị Tỳ kheo xuất gia.
- Giới bổn thanh tịnh giới là, giới bổn do Đức Phật ban hành thì vị đó phải am tường, hiểu điều nào là điều trọng tội điều nào là điều khinh, điều nào là không phạm tội, điều nào là phạm tội, hiểu rõ những điều đó. Tức vị ấy am tường hiểu được biết được rành rọt về những điều mà Đức Phật đã ban hành về giới bổn thanh tịnh.
- Thu thúc thanh tịnh giới là vị Tỳ-kheo thu thúc các căn là nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, thiệt căn, thân căn, và ý căn. Thì phải nói là nhờ chánh niệm bởi vì trong các giác quan của mình mắt tai mũi lưỡi thân của mình tâm của mình thường tiếp xúc với cảnh vì tiếp xúc với cảnh nên sanh ái, nếu mình không có chánh niệm thì dễ dàng dẫn đến ái, phiền não ở tâm sanh khởi. Như vậy, chánh niệm là một yếu tố để giúp cho vị Tỳ-kheo trong việc thu thúc trong đời sống hàng ngày.
- Thọ dụng thanh tịnh giới, thì vị ấy cần có một sự tinh tấn rất nhiều. Là vị xuất gia nuôi mạng sống do nương tựa vào người khác, tức là mình đi khất thực người đàn tín cho cái gì thì dùng cái nấy, mình phải có sự tinh tấn rất nhiều những lúc mưa nắng bất thường chúng ta vẫn phải đi khất thực, ngày nay thì đời sống của Chư Tăng thì vật thực có những người đàn tín những người cư sĩ đã hộ độ đã mang đến chùa rồi cho nên Chư Tăng bớt đi khất thực nhưng cũng phải có sự tinh tấn rất nhiều trong khi thọ dụng những vật thực.
- Quán tưởng thanh tịnh giới, là quán tưởng bốn món vật dụng, y phục, vật thực, thuốc men và trú xứ. Vị Tỳ-kheo nuôi mạng sống của mình tùy thuộc vào người khác mà đi khất thực để mà sống, đó là sự quán tưởng về y phục sạch sẽ như thế nào khi mặc vào trong cơ thể của mình nó dơ bẩn như thế nào. Vật thực khi chưa đưa vào trong cổ họng thì đẹp đẽ trơn láng sạch sẽ như thế nào và sau khi vào trong cổ họng thì dơ như thế nào. Trú xứ là để che nắng che mưa. Thì sự quán tưởng hổ trợ cho giới được thanh tịnh cho vị Tỳ-kheo.
Một vị Tỳ-kheo dựa trên bốn thanh tịnh giới và muốn dựa trên bốn thanh tịnh giới thì phải nhờ trí tuệ. Khi quán tưởng cần có trí tuệ suy xét, có sự tinh tấn, có sự am tường thì như vậy đó là cái yếu tố để làm giới thanh tịnh.
Khi nói đến giới của người cư sĩ thì người đó phải có tri kiến, ngay cả người cư sĩ giữ tám giới hoặc năm giới thì người đó phải có tri kiến phải hiểu được mỗi giá trị lời dạy của Đức Phật. Về giới mà mình hành trì thì mình phải biết không dễ dui không khinh thường những điều học bởi vì mình giữ giới là mình tự nguyện để ngăn ngừa điều ác trong hành vi của mình. Giới mình giữ từ thân khẩu ý ngăn cản được hành vi ác của mình cho nên mình hiểu giá trị.
Trong đời sống tu tập của Đức Phật, Ngài nói "giới năng sanh định, định năng sanh tuệ". Người tu tập thì cần phải có giới rồi sau đó định mới được tiến triển thì tuệ mới phát sinh, nếu không có giới thì có thể nói như Đức Phật Ngài ví dụ rằng: "căn nhà có vững chắc hay không thì phải nhờ cái nền móng, giới mà không thanh tịnh thì tuệ không thể phát sanh".
2 - Điều thứ hai giới thường biết như Ngài Buddhaghosa dạy là có lòng xấu hổ với những điều sai phạm và có lòng ghê sợ với những điều sai phạm. Trong kinh Đức Phật có dạy từ chuyên môn là hirita nottappa là lòng tàm và qúi.
- Lòng tàm là lòng xấu hổ mắc cở với những điều xấu mình làm cho nên mình biết mắc cở những điều đó thì mình không làm. Bởi vì mình suy xét lại vai trò là người xuất gia phải sống như thế nào, vai trò của người cư sĩ phải làm như thế nào,à phải sống như thế nào để khỏi phải hổ thẹn. Thì mình có hổ thẹn với những điều xấu mình xét thấy là không đúng với vai trò của mình thì mình ngay tức khắc mình làm cho cái giới mình được tốt đẹp mình không dám tái phạm. Và nếu có sai phạm thì ăn năn hối cải.
- Lòng ghê sợ là mình phải suy nghĩ đến cái nghiệp ác mà mình đã tạo bằng thân khẩu ý nếu mà sai phạm những điều giới thì mình sẽ bị mắc trong quả khổ ở hiện tại và tương lai cho nên biết như vậy mình tránh xa.
Thì điều thứ hai chính là nhờ lòng xấu hổ với những điều xấu điều ác và biết ghê sợ những quả báo xấu những điều ác do vậy mình không làm thì những điều như vậy nó làm cho giới mình được thanh tịnh.
Tóm lại, thì có nhiều yếu tố mà theo chúng tôi nghĩ do tri kiến là điểm quan trọng, tri kiến có nhìn nhận đúng đắn về giá trị lợi ích của giới, và chúng ta biết rõ được điều nào trọng điều nào khinh điều nào nặng điều nào nhẹ đó là tri kiến, mà chính tri kiến này là một pháp để tạo đường mở cho chúng ta bắt đầu từ nền tảng ban đầu. Và thứ hai là do sự xấu hổ ghê sợ với những điều xấu nên chúng ta cố gắng không tạo những điều xấu không phạm những giới luật mà Đức Phật đã ban hành chúng ta đã thọ trì./.
(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 1-5-2013, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Pháp Tân trả lời: Giới luật là một nguyên tắc sống trong đạo Phật, mà hàng tu sĩ xuất gia và cư sĩ tại gia thọ trì, đó là nguyên tắc sống mà Đức Phật đã ban hành thì điều đó là một người mà giữ giới là do tâm tự nguyện.
Cái gì làm cho giới được thanh tịnh, được phát triển tốt đẹp thì chúng tôi nghĩ:
1- Điều này thứ nhất là do tri kiến, bởi vì một người giữ giới trong đạo Phật mà tri kiến không đúng thì việc thực hành giới không bao giờ mang đến lợi ích, bởi vì nếu không khéo người đó sẽ trở thành giới cấm thủ. Giới cấm thủ tức là nguyên tắc mà chúng ta chấp vào định kiến hay là do tà kiến của chính mình mà mình hành trì thì nó chưa chắc mang đến sự lợi ích mà lại mang đến tri kiến không đúng đắn. Cho nên ở đây, khi nói đến pháp gì hổ trợ cho giới được thanh tịnh thì đó là tri kiến,
Tri kiến là mình hiểu đúng về giá trị lời dạy của Đức Phật. Thí dụ, các bậc xuất gia nương nhờ vào bốn thanh tịnh giới (tứ thanh tịnh giới)là:
Giới bổn thanh tịnh giới.
Thu thúc thanh tịnh giới.
Thọ dụng thanh tịnh giới.
Quán tưởng thanh tịnh giới.
Thì bốn nền tảng của giới này hay còn gọi bốn mảng của thanh tịnh giới mỗi một khả năng mỗi một mảng của giới mang đến cho sự thanh tịnh của vị Tỳ kheo xuất gia.
- Giới bổn thanh tịnh giới là, giới bổn do Đức Phật ban hành thì vị đó phải am tường, hiểu điều nào là điều trọng tội điều nào là điều khinh, điều nào là không phạm tội, điều nào là phạm tội, hiểu rõ những điều đó. Tức vị ấy am tường hiểu được biết được rành rọt về những điều mà Đức Phật đã ban hành về giới bổn thanh tịnh.
- Thu thúc thanh tịnh giới là vị Tỳ-kheo thu thúc các căn là nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, thiệt căn, thân căn, và ý căn. Thì phải nói là nhờ chánh niệm bởi vì trong các giác quan của mình mắt tai mũi lưỡi thân của mình tâm của mình thường tiếp xúc với cảnh vì tiếp xúc với cảnh nên sanh ái, nếu mình không có chánh niệm thì dễ dàng dẫn đến ái, phiền não ở tâm sanh khởi. Như vậy, chánh niệm là một yếu tố để giúp cho vị Tỳ-kheo trong việc thu thúc trong đời sống hàng ngày.
- Thọ dụng thanh tịnh giới, thì vị ấy cần có một sự tinh tấn rất nhiều. Là vị xuất gia nuôi mạng sống do nương tựa vào người khác, tức là mình đi khất thực người đàn tín cho cái gì thì dùng cái nấy, mình phải có sự tinh tấn rất nhiều những lúc mưa nắng bất thường chúng ta vẫn phải đi khất thực, ngày nay thì đời sống của Chư Tăng thì vật thực có những người đàn tín những người cư sĩ đã hộ độ đã mang đến chùa rồi cho nên Chư Tăng bớt đi khất thực nhưng cũng phải có sự tinh tấn rất nhiều trong khi thọ dụng những vật thực.
- Quán tưởng thanh tịnh giới, là quán tưởng bốn món vật dụng, y phục, vật thực, thuốc men và trú xứ. Vị Tỳ-kheo nuôi mạng sống của mình tùy thuộc vào người khác mà đi khất thực để mà sống, đó là sự quán tưởng về y phục sạch sẽ như thế nào khi mặc vào trong cơ thể của mình nó dơ bẩn như thế nào. Vật thực khi chưa đưa vào trong cổ họng thì đẹp đẽ trơn láng sạch sẽ như thế nào và sau khi vào trong cổ họng thì dơ như thế nào. Trú xứ là để che nắng che mưa. Thì sự quán tưởng hổ trợ cho giới được thanh tịnh cho vị Tỳ-kheo.
Một vị Tỳ-kheo dựa trên bốn thanh tịnh giới và muốn dựa trên bốn thanh tịnh giới thì phải nhờ trí tuệ. Khi quán tưởng cần có trí tuệ suy xét, có sự tinh tấn, có sự am tường thì như vậy đó là cái yếu tố để làm giới thanh tịnh.
Khi nói đến giới của người cư sĩ thì người đó phải có tri kiến, ngay cả người cư sĩ giữ tám giới hoặc năm giới thì người đó phải có tri kiến phải hiểu được mỗi giá trị lời dạy của Đức Phật. Về giới mà mình hành trì thì mình phải biết không dễ dui không khinh thường những điều học bởi vì mình giữ giới là mình tự nguyện để ngăn ngừa điều ác trong hành vi của mình. Giới mình giữ từ thân khẩu ý ngăn cản được hành vi ác của mình cho nên mình hiểu giá trị.
Trong đời sống tu tập của Đức Phật, Ngài nói "giới năng sanh định, định năng sanh tuệ". Người tu tập thì cần phải có giới rồi sau đó định mới được tiến triển thì tuệ mới phát sinh, nếu không có giới thì có thể nói như Đức Phật Ngài ví dụ rằng: "căn nhà có vững chắc hay không thì phải nhờ cái nền móng, giới mà không thanh tịnh thì tuệ không thể phát sanh".
2 - Điều thứ hai giới thường biết như Ngài Buddhaghosa dạy là có lòng xấu hổ với những điều sai phạm và có lòng ghê sợ với những điều sai phạm. Trong kinh Đức Phật có dạy từ chuyên môn là hirita nottappa là lòng tàm và qúi.
- Lòng tàm là lòng xấu hổ mắc cở với những điều xấu mình làm cho nên mình biết mắc cở những điều đó thì mình không làm. Bởi vì mình suy xét lại vai trò là người xuất gia phải sống như thế nào, vai trò của người cư sĩ phải làm như thế nào,à phải sống như thế nào để khỏi phải hổ thẹn. Thì mình có hổ thẹn với những điều xấu mình xét thấy là không đúng với vai trò của mình thì mình ngay tức khắc mình làm cho cái giới mình được tốt đẹp mình không dám tái phạm. Và nếu có sai phạm thì ăn năn hối cải.
- Lòng ghê sợ là mình phải suy nghĩ đến cái nghiệp ác mà mình đã tạo bằng thân khẩu ý nếu mà sai phạm những điều giới thì mình sẽ bị mắc trong quả khổ ở hiện tại và tương lai cho nên biết như vậy mình tránh xa.
Thì điều thứ hai chính là nhờ lòng xấu hổ với những điều xấu điều ác và biết ghê sợ những quả báo xấu những điều ác do vậy mình không làm thì những điều như vậy nó làm cho giới mình được thanh tịnh.
Tóm lại, thì có nhiều yếu tố mà theo chúng tôi nghĩ do tri kiến là điểm quan trọng, tri kiến có nhìn nhận đúng đắn về giá trị lợi ích của giới, và chúng ta biết rõ được điều nào trọng điều nào khinh điều nào nặng điều nào nhẹ đó là tri kiến, mà chính tri kiến này là một pháp để tạo đường mở cho chúng ta bắt đầu từ nền tảng ban đầu. Và thứ hai là do sự xấu hổ ghê sợ với những điều xấu nên chúng ta cố gắng không tạo những điều xấu không phạm những giới luật mà Đức Phật đã ban hành chúng ta đã thọ trì./.
No comments:
Post a Comment