Hỏi: Tại sao gọi là y ca sa?
(Giảng trong lớp Diệu Pháp, ngày 27-2-2004 - Minh Hạnh chuyển biên)
(Giảng trong lớp Diệu Pháp, ngày 27-2-2004 - Minh Hạnh chuyển biên)
ĐĐ Uyên Minh trả lời: Trước khi giải thích câu này chúng tôi xin đi một vòng, tức là có một số các Phật ngữ, có một số chữ dùng trong nhân gian Trung Quốc và Việt Nam mà mình dùng quen mình cứ tưởng ý nghĩa gì cao siêu lắm, nhưng nếu đi nghiêng cứu cội nguồn chút xíu thì cũng chỉ bình thường thôi, và có nhiều chữ dùng ở trong nhân gian chúng tôi nghĩ rằng có một lúc nào chúng ta để ý thì chúng ta mới giựt mình rằng những chữ mà chúng ta vay mượn từ những nền văn hóa khác,.
Đặc biệt là văn hóa Phật Giáo, thí dụ như chúng ta thấy bên Tàu có loại ngọc lưu ly, theo chỗ chúng tôi nghiên cứu được biết trước khi Phật Giáo du nhập, thì ngọc lưu ly người Tàu không gọi là ngọc lưu ly, nhưng từ khi đạo Phật du nhập vào Trung Quốc buổi đầu, thì Phật Giáo tạm được gọi là món ăn mang tánh cách quí tộc, là vì Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc buổi đầu theo chân của một vài vị người Ấn, gọi theo người Tàu là Hồ Tăng xứ Tây vực, những vị này buổi đầu chỉ được các giới vua quan quyền chức biết đến thôi. Rồi thêm một cái nữa là người Tàu hay người Việt Nam ngày xưa chỉ có người có tiền ăn học tới nơi tới chốn, còn phần nhiều dân nghèo thì không được biết chữ biết nghĩa nhiều, mà muốn hiểu Đạo Phật thì chúng ta cần cái nền tảng văn hóa căn bản của đạo Khổng, đạo Lão v.v…
Muốn có được những kiến thức đó, chúng ta phải có một điều kiện ăn học tương đối kha khá một chút, cho nên từ kinh điển Phật Giáo, rồi ngôn ngữ Phật Giáo thì trước hết được phát triển trong giới trí thức, rồi từ từ mới đi ra ngoài nhân gian. Tức là Phật Giáo du nhập vào Trung Quốc từ ở trên đi xuống, chứ không phải đi ngang như đi vào Việt Nam, chúng ta phải nói rõ như vậy. Cho nên chữ lưu ly chẳng hạn cũng từ chữ Phạn (Pali) là chữ van.n.a tức là ngọc lưu ly, và loài hoa lài trước khi Đạo Phật du nhập vào Trung Quốc, cũng có một từ khác để gọi, nhưng khi Đạo Phật du nhập vào thì những người trí thức họ không muốn gọi hoa lài bằng tên cũ nữa mà họ gọi bằng hoa Mạc Lợi để chứng tỏ là mình có học, và chữ Mạc Lợi từ đâu ra, nó từ chữ Mallikà của chữ Phạn mà ra, chữ Mallikà là hoa Lài (Jasmine) nhưng đối với trí thức họ thích dùng chữ đó hơn. Giống như ở Việt Nam, người Sàigòn bây giờ có phong trào thỉnh thoảng họ nói chuyện họ vẫn pha tiếng Anh tiếng Mỹ vào trong đó để chứng tỏ là họ có học, cũng là người có nếp sống hiện đại chẳng hạn. Thi` người Tàu thời xưa cũng như vậy, khi họ được nghe, được tiếp xúc với kinh điển, với Chư Tăng với kinh điển, với sách vở Phật Giáo, họ đi nghe giảng cũng được thâm nhiễm phần nào trong đó.
Rồi chữ ca sa từ chữ Phạn là kasava, kasava là màu, là tên của màu đà , có hai nguồn giải thích khác nhau, có nguồn giải thích rằng kasava này là màu vàng đất, rồi có một nguồn giải thích rằng sở dĩ Đức Phật Ngài gọi y chư Tăng là y kasava là bởi vì màu đất là màu căn bản, nó vừa giản dị và nó vừa không dơ, bởi vi` nó đã là màu đất cho nên nếu nó có dính đất thì nhìn vào không thấy. Nhờ vậy đối với người tu hành cũng không bị khó khăn trong chuyện mình bảo trì lá y của mình, giữ sạch sẽ, nếu có đi những chuyến du hóa đường dài để khất thực chẳng hạn có bị mưa gió bão bùng nếu có bị dính sình dính đất thì nhìn cũng không đến nỗi là bẩn mắt, không có khó chịu cho đại chúng lắm bởi vì căn bản thì lá y của mình đã giống màu đất vàng rồi, đó là một lối giải thích.
Giải thích khác mà chúng tôi được đọc, theo ông Hoàng Sơn Quí thì màu vàng đó, bởi vì đây là kasava, là màu áo của người tử tù Ấn Độ xưa, người Ấn xưa những người tử tù họ mặc màu áo kasava này, mà người tu chọn màu áo này là bởi viì người đó luôn luôn sống trong tâm trạng của người tử tù là luôn luôn ý thức được rằng chuyện đời là phù du, sống nay chết mai, những chuyện mà vinh nhục thành bại đắc thất trong đời này đều là chuyện mong manh như sương như khói, chính vì vậy mà Đức Phật Ngài đã chọn màu này .
Tuy nhiên đó là lối giải thích mà chúng tôi đã đọc được ở các tài liệu và chúng tôi chia sẻ đến các vị mà thôi, chứ thật ra trong luật tạng, Đức Thế Tôn Ngài cho ba màu, chứ không phải chỉ có một màu, đó là màu vàng, màu đà, và màu đất. Và từ đó qua giòng chảy của lịch sử, qua thời gian, qua các điều kiện của xã hội, khi Phật Giáo du nhập vào các xứ do các điều kiện. Điều kiện không phải lúc nào cũng thoải mái dễ dàng, có nhiều khi màu vàng được biến thể ra nhiều màu vàng khác nhau. Nhiều khi chúng ta nhìn vào trong một hội chúng chư Tăng, Đức Phật Ngài cho có ba màu thôi, mà trong một hội chúng chư Tăng thí dụ như 5, 7 chục vị mình ngó kỹ kỹ hình như 5, 7 màu lận, thì chắc chắn là trong đó có những màu không đúng lắm.
Nhưng chúng ta cũng khó quá, bởi vì do điều kiện mà thôi, chẳng hạn màu y mà chúng tôi thường mặc thì không biết là gọi màu gì, nhưng chúng tôi nhớ không lầm thì người Mỹ gọi là màu creame yellow hoặc gọi theo Việt Nam thi` gọi là màu dưa cải, màu này TT Giác Đẳng cũng thường mặc và các vị Chư Tăng Thái Lan theo trường phái Đầu Đà trong rừng các Ngài cũng mặc màu y này và những y này thỉnh từ bên Thái do trường phái Đầu Đà mặc, còn có một số vị mặc màu vàng, có một số thì hợp với màu đà như chư Tăng Miến Điện chẳng hạn.
Chữ kasava chỉ là tên màu thôi chứ không có gì hết, từ chữ kasava này các vị dịch kinh họ âm ra, chữ kasava không phải là chữ dịch, mà là chữ âm, cũng giống như Washington mà được âm thành Hoa Thịnh Đốn hoặc San Fransico âm thành Cựu Kim Sơn. Những chữ đó cũng chỉ là chữ âm thôi, chứ không phải chữ dịch. Thì ở đây, chúng tôi trình bày ý nghĩa của chữ ca sa là như vậy. Tức là bản thân của chữ ca sa không có gì là cao siêu là đặc biệt hết, chỉ là tên của một màu giống như là xanh vàng đỏ trắng mà thôi chứ nó không có gì hết, cái quan trọng là Đức Thế Tôn Ngài đã cho phép các vị Tỳ kheo mặc ba màu trong điều kiện mà mình có được thì được gọi là y ca sa, chứ đừng có nghĩ rằng y ca sa này có ý nghĩa gì khác .
No comments:
Post a Comment