Hỏi. Định là gì trong kinh điển Pali?
(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 29-4-2013, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu trả lời: Chúng ta dùng ngôn ngữ thường thức để diễn tả trạng thái pháp chân đế đôi lúc bị lệch lạc. Cũng đôi khi chúng ta dùng ngôn ngữ thông thường để định nghĩa chữ "định" thì khó mà lấy được ý nghĩa thực. Ở đây, chúng ta dựa trên định nghĩa của chú giải và trong A Tỳ Đàm thì có thể dễ hiểu hơn và hiểu một cách chính xác hơn chữ "Định" là gì?
Chú tâm trên đối tượng gọi là định, là samadhi, chỉ đơn giản như vậy.
Tức là, bình thường khi chúng ta nhìn cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, khi xúc chạm, khi nhìn thấy một cảnh sắc, trong đó sanh khởi không biết bao nhiêu là tâm, từ khai ngũ môn cho đến nhãn thức, tiếp thâu, thượng tấn, đoán định, động lực, na cảnh. Diễn trình tâm đã sanh khởi nhiều thứ tâm khác nhau rồi mỗi một lần thấy như vậy thì nó sanh khởi hàng ngàn diễn trình tâm, hàng trăm ngàn, hàng triệu lần, thì như vậy, nhìn ở bên ngoài tưởng chừng như chúng ta định tâm chăm chú trên cảnh, nhưng nếu nói một cách chính xác thì chúng ta chưa có tập trung được.
Nói về định ở trong thiền thì mặc dầu tâm sanh diệt hàng triệu triệu sát na nhưng mà khi vị đó nhập định thì triệu triệu sát na trong một khảy móng tay như vậy hoặc từ sáng cho đến chiều vị này chỉ có duy nhất một thứ tâm mà thôi thì như vậy mới đúng nghĩa là samadhi.
Đành rằng, dầu cho một sát na tâm sanh khởi nó cũng có ekaggata (nhất tâm hay nhất hành) trong đó, ekaggata là chi pháp gốc của samadhi nhưng không được gọi là ekaggata bình thường (nhất hành). Thí dụ một người ngồi lắng tai nghe một bản nhạc, tập trung đến mức độ ai kêu cũng không nghe, cái gì diễn ra trước mắt cũng không biết, chỉ ngồi lắng nghe từng lời từng lời nhạc thôi cái đó người ta gọi là định, thường thường người ta nói anh chàng đó định tâm quá, nhưng thật sự ra lúc đó anh ta vẫn còn bị phhóng dật, thì lúc đó không được gọi là định hay là chánh định samadhi.
Bởi vì chữ định samadhi phải có ba yếu tố:
- Yếu tố thứ nhất là ghép tâm trên một đối tượng chuyên chú.
- Yếu tố thứ hai là phải có một mãnh lực, cũng giống như là kính hội tụ gom ánh sáng vào một điểm, khi điểm ánh sáng đó không bị di động thì sẽ tạo nên một sức nóng làm cháy tờ giấy ở phía dưới hay cháy lá cây ở duới, đó gọi là samadhi, khi nào định tâm mà có được một trạng thái được gọi là paccayañcati tức là phải có mãnh lực thiêu đốt pháp nghịch thì lúc đó gọi là định lực.
- Yếu tố thứ ba gọi ekagatta là định là khi nào mà ekaggata sanh khởi dựa trên nền tảng passaddhi là an tịnh, thân tâm được an tịnh, hay gọi là khinh an, Ngài HT Minh Châu dịch là khinh an, Ngài HT Tịnh Sự dịch là tịnh, như là kāyapassaddhi là tịnh thân, Cittapassaddhi tịnh tâm, thì lúc đó sự an tịnh đó hay sự khinh an đó, chữ định dựa trên nền tảng này mới được gọi là samadhi ekaggatta.
Cho nên, chữ "định-samadhi" ở trong thiền rất quan trọng, khi đạt đến mức an vui, khi đạt đến tâm định đó mới có sự an vui. Còn khi chúng ta ngồi chăm chú nghe nhạc hay chú mục nhìn một bày kiến đang di động trên mặt đất, chúng ta nói là chúng ta tập trung tư tưởng thì được, nhưng không gọi là định chưa gọi là định samadhi.
Trường hợp chúng ta ngồi chăm chú nhìn đàn kiến đang di động qua lại thì trong trường hợp này chưa là định-samadhi ở trong thiền.
Cho nên, ở đây chúng ta cần phải hiểu là trạng thái định-samadhi là một trạng thái chú tâm trên đề mục mà không bị phóng dật. Thì chú tâm trên đề mục mà không bị phóng dật (vikhitacitta) và có mãnh lực thiêu đốt pháp nghịch tức là triền cái đồng thời phải dựa trên nền tảng là khinh an thân tâm thì như vậy mới gọi là định-samadhi
(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 29-4-2013, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu trả lời: Chúng ta dùng ngôn ngữ thường thức để diễn tả trạng thái pháp chân đế đôi lúc bị lệch lạc. Cũng đôi khi chúng ta dùng ngôn ngữ thông thường để định nghĩa chữ "định" thì khó mà lấy được ý nghĩa thực. Ở đây, chúng ta dựa trên định nghĩa của chú giải và trong A Tỳ Đàm thì có thể dễ hiểu hơn và hiểu một cách chính xác hơn chữ "Định" là gì?
Chú tâm trên đối tượng gọi là định, là samadhi, chỉ đơn giản như vậy.
Tức là, bình thường khi chúng ta nhìn cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, khi xúc chạm, khi nhìn thấy một cảnh sắc, trong đó sanh khởi không biết bao nhiêu là tâm, từ khai ngũ môn cho đến nhãn thức, tiếp thâu, thượng tấn, đoán định, động lực, na cảnh. Diễn trình tâm đã sanh khởi nhiều thứ tâm khác nhau rồi mỗi một lần thấy như vậy thì nó sanh khởi hàng ngàn diễn trình tâm, hàng trăm ngàn, hàng triệu lần, thì như vậy, nhìn ở bên ngoài tưởng chừng như chúng ta định tâm chăm chú trên cảnh, nhưng nếu nói một cách chính xác thì chúng ta chưa có tập trung được.
Nói về định ở trong thiền thì mặc dầu tâm sanh diệt hàng triệu triệu sát na nhưng mà khi vị đó nhập định thì triệu triệu sát na trong một khảy móng tay như vậy hoặc từ sáng cho đến chiều vị này chỉ có duy nhất một thứ tâm mà thôi thì như vậy mới đúng nghĩa là samadhi.
Đành rằng, dầu cho một sát na tâm sanh khởi nó cũng có ekaggata (nhất tâm hay nhất hành) trong đó, ekaggata là chi pháp gốc của samadhi nhưng không được gọi là ekaggata bình thường (nhất hành). Thí dụ một người ngồi lắng tai nghe một bản nhạc, tập trung đến mức độ ai kêu cũng không nghe, cái gì diễn ra trước mắt cũng không biết, chỉ ngồi lắng nghe từng lời từng lời nhạc thôi cái đó người ta gọi là định, thường thường người ta nói anh chàng đó định tâm quá, nhưng thật sự ra lúc đó anh ta vẫn còn bị phhóng dật, thì lúc đó không được gọi là định hay là chánh định samadhi.
Bởi vì chữ định samadhi phải có ba yếu tố:
- Yếu tố thứ nhất là ghép tâm trên một đối tượng chuyên chú.
- Yếu tố thứ hai là phải có một mãnh lực, cũng giống như là kính hội tụ gom ánh sáng vào một điểm, khi điểm ánh sáng đó không bị di động thì sẽ tạo nên một sức nóng làm cháy tờ giấy ở phía dưới hay cháy lá cây ở duới, đó gọi là samadhi, khi nào định tâm mà có được một trạng thái được gọi là paccayañcati tức là phải có mãnh lực thiêu đốt pháp nghịch thì lúc đó gọi là định lực.
- Yếu tố thứ ba gọi ekagatta là định là khi nào mà ekaggata sanh khởi dựa trên nền tảng passaddhi là an tịnh, thân tâm được an tịnh, hay gọi là khinh an, Ngài HT Minh Châu dịch là khinh an, Ngài HT Tịnh Sự dịch là tịnh, như là kāyapassaddhi là tịnh thân, Cittapassaddhi tịnh tâm, thì lúc đó sự an tịnh đó hay sự khinh an đó, chữ định dựa trên nền tảng này mới được gọi là samadhi ekaggatta.
Cho nên, chữ "định-samadhi" ở trong thiền rất quan trọng, khi đạt đến mức an vui, khi đạt đến tâm định đó mới có sự an vui. Còn khi chúng ta ngồi chăm chú nghe nhạc hay chú mục nhìn một bày kiến đang di động trên mặt đất, chúng ta nói là chúng ta tập trung tư tưởng thì được, nhưng không gọi là định chưa gọi là định samadhi.
Trường hợp chúng ta ngồi chăm chú nhìn đàn kiến đang di động qua lại thì trong trường hợp này chưa là định-samadhi ở trong thiền.
Cho nên, ở đây chúng ta cần phải hiểu là trạng thái định-samadhi là một trạng thái chú tâm trên đề mục mà không bị phóng dật. Thì chú tâm trên đề mục mà không bị phóng dật (vikhitacitta) và có mãnh lực thiêu đốt pháp nghịch tức là triền cái đồng thời phải dựa trên nền tảng là khinh an thân tâm thì như vậy mới gọi là định-samadhi
No comments:
Post a Comment