Monday, May 6, 2013

Người có khẩu bất thiện, ngoài khổ cảnh bị rơi vào thì còn bị quả nghiệp gì khác không ?


Hỏi: Người có khẩu bất thiện, ngoài khổ cảnh bị rơi vào thì còn bị quả nghiệp gì khác không ? -

(Giảng trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 5-9-2012 Minh Hạnh chuyển biên

TT Pháp Tân trả lời: Điều này thì có những nhân quả tương tác hay là nghiệp báo tương tác của nó.

Ở hiện tại thì có thể bằng lời nói bất thiện như nói dối, nói lời độc ác, nói lời chia rẽ, và nói lời vô ích là nhân của lời nói xấu mang đến nghiệp bất thiện, thì ngoài việc ở trong tương lai đời sau  bị quả báo khổ do khi mình nói lời bất thiện.

Như:
- Bằng tâm bất thiện, mình nói chia rẽ hay mình nói để hai người xung đột nhau thù hận nhau thì đó là khẩu nghiệp bất thiện.
- Nói dối là nói trái sự thật cũng là một nhân xấu nhân bất thiện thì ngoài việc sanh vào khổ cảnh trong đời tương lai sau khi mạng chung.

Thì ở hiện tại chắc chắn không sao tránh khỏi những quả. Quả là là nhân quả, quả mà ở trong hiện tại nó trổ ví dụ như bây giờ mình nói rằng mình nói dối thì tạo ra sự bất tín nhiệm của người khác đối với mình. Người Hoa có nói một câu là "nhân vô tín bất lập" tức là người mà không có chữ tín thì không thể làm nên sự nghiệp gì hết và cũng khó tin tưởng người đó được. Thì ở đây chúng ta thấy rằng nếu một người đã nói dối  thì khó mà ai có niềm tin đối với mình bởi vì người nói dối chỉ gạt người ta được một hai lần mà thôi chứ không thể gạt được nhiều, thì cũng như vậy, lời nói của mình đã là lời nói dối rồi thì trong nhiều lần có một lúc nào đó thì đối với người khác họ không tin tưởng lời mình nói nữa,

Nếu chia rẽ để người khác có sự xung đột thì sự xuất hiện của mình  trước một đám đông hay xuất hiện trước người này hoặc người kia thì họ rất e dè cẩn thận đối với mình tại vì sợ rằng mình sẽ xuất hiện thì tạo ra sự bất   hoà giữa đôi bên. Ví dụ như chúng ta thấy rằng chỉ một lời nói thôi mà làm cho hai bên nghi kỵ lẫn nhau làm cho hai bên xung đột lẫn nhau và điều đó rất nguy hiểm. Có câu chuyện,  một vị tỳ kheo cố ý gây chia rẽ, do vậy, đời sau sanh lên đi đâu cũng có bóng dáng hình ảnh của người phụ nữ mặc dầu người phụ nữ đó không có thật nhưng do cái nghiệp cho nên sanh ra đời đi đâu dù sau này xuất gia rồi cũng gặp tình trạng đó. Đó là chúng ta nói về quả của tương lai nhưng ở hiện tại thì sự xuất hiện của người đó là tạo sự bất hoà cho nhiều người khác không biết rằng một lúc ngày nào đó thì họ tạo ra sự bất hoà xung đột giữa anh em giữa bạn bè thân tín rồi giữa những người thân với nhau từ lời nói không nói sự thật không nói vui mà nói lên sự bất hoà.

Trong đời sống xuất gia có sáu pháp hoà hay là lục hoà là thân hoà, khẩu hòa, ý hoà, lời hòa, giới hòa và kiến hòa thì trong đó có khẩu hòa tức là mình nói mang đến sự gắng bó mang đến sự đoàn kết mang đến sự thương yêu tương trợ với nhau thì lời nói đó có giá trị mà sự xuất hiện của mình đem đến sự an vui cho người khác. Trong khi một người mà nói những lời chia rẽ thì sự xuất hiện của người đó  làm cho người khác lo sợ e dè và làm cho người khác tránh xa. Thì  đó là quả trực tiếp ở trong đời sống hiện tại này.

 Còn quả báo trong tương lai. Thí dụ như chúng ta sanh vào trong khổ cảnh, nếu sanh lên làm người  thì chúng ta sẽ bị cái khuyết tật ở trong lời nói, ở trong miệng của mình, hoặc bị câm, hoặc bị ngọng, hoặc bị điều này điều kia. Có những người nói ra người ta thương kính vâng lời, nhưng có những người nói ra thì người ta không thể vâng lời thương kính.

Thì từ ở lời nói đó do lời nói dối hay lời nói chia rẽ hay nói những lời độc ác thì cái quả sẽ có sự tương xứng, tương xứng đó nó có thể trổ ra trong đời sống hiện tại và có thể bị ở trong tương lai khi mình đã  thực hiện lời nói mang bốn khía cạnh của bất thiện đó là nói dối, nói lời độc ác, nói lời chia rẽ, nói lời vô ích, thì điều đó cũng có tác hại ở đời sống hiện tại mà nó còn có tác hại ở đời sống tương lai do cái người đã nói khởi lên bằng tâm bất thiện ,khởi lên bằng ý bất thiện cố ý nói để tạo ra sự bất hoà tạo nên sự độc ác.

No comments:

Post a Comment