Hỏi: Với người tu Phật, nên tu pháp gì để mình dễ nhận ra chân tướng của mình khi có tham, có sân, có si sanh khởi?
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 22-4-2012, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Pháp Tân trả lời: Mình hiểu về bản thân của mình thì thật sự hiếm, bởi vì một khi chưa có thể nhiếp phục được mình thì thật sự mình chưa có thể hiểu được mình hay là nhận diện ra được chính mình ở trong thời điểm nào.
Có thể mình thấy một điều là tâm của mình là tâm của một người phàm phu thì thường bị lôi cuốn theo những cảnh trần. Khi mình bị lôi kéo theo những điều đó thì hỉ nộ ái ố hoặc hiểu sai về mình thì thường thường diễn ra.
Thí dụ, những lúc mình không biết về mình thì thật sự là những lúc đó là lúc mình có dẫy đầy những pháp phiền não ở trong tâm, khi mình còn vô minh, sự hiểu sai hoặc tà kiến thì điều đó có thể diễn ra trong đời sống của mình thường xuyên như vậy
Nhưng, làm sao để mình có thể hiểu được mình?
- Thì thật ra sự ra trước tiên chúng ta phải học và hiểu pháp của Phật, đặc biệt là hiểu về những bài kinh, những câu Phật ngôn Đức Phật dạy.
- Hoặc chúng ta hiểu A Tỳ Đàm. Trong mọi trường hợp thì chúng ta biết nhận diện được tâm của mình, cái tâm đó tên gọi của nó là gì, trạng thái của nó như thế nào, tính chất của nó như thế nào, và chức năng của nó như thế nào?
Thì điều đó, khi mình có học hiểu như vậy, mình hiểu từ ở nơi tên gọi của nó. Thí dụ, như ở ngoài đời mình biết ông này là ông A, bà kia là bà B, bà C, bà Mít, bà Soài, v.v... mình biết mặt được những người đó.
Khi mình biết được như vậy thì trong đời sống hàng ngày chúng tôi nghĩ rằng ngoài việc mình hiểu Phật ngôn hiểu lời dạy Đức Phật thì mình luôn luôn tạo cho mình, luôn luôn nhìn cái gì, nghe cái gì, hoặc mình suy tư cái gì thì mình phải có chánh niệm đặc biệt là chánh niệm hay tỉnh giác.
- Chánh niệm là sự ghi nhận.
- Tỉnh giác là tường tận ở trong điều mình ghi nhận đó.
Thì khi mình suy tư cái gì mình hiểu rõ ràng đây là tâm của mình đang có trạng thái như vậy, trạng thái này là trạng thái của tâm tham, tâm tham có tánh chất như vậy, thì khi nó sanh khởi ở trong tâm, khi mà mình nhận ra được tâm tham đang hiện khởi thì ngay lập tức mình chận được một phần tâm tham của mình sẽ dừng lại. Hoặc là mình sắp nóng nảy sân giận buồn bực thì mình lại tỉnh giác.
Nhờ chánh niệm tỉnh giác đó mình hiểu được đây là trạng thái của tâm sân, trạng thái của sự buồn lo âu sầu muộn thì trạng thái này là trạng thái của tâm bất thiện, khi mình hiểu rõ như vậy thì ngay lập tức mình có thể chặn được nội tâm đặc biệt là tâm bất thiện của mình nhờ chánh niệm và tỉnh giác đó.
Về mặt nào đó, thì trước tiên mình phải hiểu rõ giá trị lời dạy của những câu Phật ngôn hoặc là mình hiểu được hình trạng qua A Tỳ Đàm, khi mình hiểu được những nội tâm đặc biệt nói đến những tính chất của tâm, tâm đó là như thế nào, tâm đó có trạng thái thế nào, thuộc thiện hay bất thiện, mà bất thiện thuộc nhóm nào, thuộc cái gì, thì mình cần biết rõ những điều đó cũng như mình biết mặt ông A bà B đến khi ông A đến gần thì ngay lập tức mình nhận ra được.
- Thì điều mình học là điều cần thiết trước tiên.
- Khi mình bước vào để mình tự nhận ra tâm của mình thì điều cần thiết là chánh niệm và tỉnh giác, nhờ có chánh niệm và tỉnh giác mình mới có thể nhận chân được bản thể của tâm của mình, và tâm đó như thế nào, và có cách để mình điều phục.
- Điều phục bằng cách là mình chú mục vào một điều mục nào đó hoặc thay thế bằng một đề mục nào đó, như tâm đang hướng đến trạng thái của tâm bất thiện, khi mà mình hướng đến những điều đó thì theo chúng tôi nghĩ rằng một trong hai; trước tiên là mình phải học hiểu rõ được qua những bài kinh đặc biệt là những bài kinh Đức Phật Ngài dạy về cách điều trị tâm của mình, bên cạnh đó mình phải hiểu về A Tỳ Đàm ít nhiều để khi mình hiểu được mình nhận chân được nội tâm của mình biết rõ được hình dạng trạng thái của tâm mình.
- Bên cạnh đó thì mình nên tu tập cho mình tức là mình phải thường tập cho mình đời sống chánh niệm và tỉnh giác trong mỗi lúc mỗi nơi trong mỗi trường hợp, như vậy thì tâm lúc nào sanh khởi tâm bất thiện thì mình cũng nhận rõ ra, khi mình nhận rõ ra thì giống như là mình đã ngăn chặn được nó hay là tạm thời khống chế được pháp bất thiện sanh khởi lên.
Thì đó là cách chúng tôi nghĩ rằng mình phải tu tập thường xuyên, thường xuyên và thường xuyên như vậy.
Thường xuyên tu tập để mình có thể điều trị được tâm của mình như là pháp mà Đức Phật gọi là sự thay thế từ pháp bất thiện thay thế bằng thiện pháp, hoặc dùng chánh niệm và tỉnh giác để điều chế tâm của mình. Bởi vì tâm mình luôn luôn có sự phóng dật hướng ngoại hướng đến ngoại cảnh, bị trần cảnh lôi cuốn, và do như vậy tâm bất thiện thường xuyên sanh khởi, một khi mình có chánh niệm và tỉnh giác đó là cách mình làm cho tâm của mình hạn chế và dần dần mình tu tập như vậy nhiều lần thì mình sẽ có sự thuần thục trong pháp chuyên tu của mình ./.
(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 22-4-2012, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Pháp Tân trả lời: Mình hiểu về bản thân của mình thì thật sự hiếm, bởi vì một khi chưa có thể nhiếp phục được mình thì thật sự mình chưa có thể hiểu được mình hay là nhận diện ra được chính mình ở trong thời điểm nào.
Có thể mình thấy một điều là tâm của mình là tâm của một người phàm phu thì thường bị lôi cuốn theo những cảnh trần. Khi mình bị lôi kéo theo những điều đó thì hỉ nộ ái ố hoặc hiểu sai về mình thì thường thường diễn ra.
Thí dụ, những lúc mình không biết về mình thì thật sự là những lúc đó là lúc mình có dẫy đầy những pháp phiền não ở trong tâm, khi mình còn vô minh, sự hiểu sai hoặc tà kiến thì điều đó có thể diễn ra trong đời sống của mình thường xuyên như vậy
Nhưng, làm sao để mình có thể hiểu được mình?
- Thì thật ra sự ra trước tiên chúng ta phải học và hiểu pháp của Phật, đặc biệt là hiểu về những bài kinh, những câu Phật ngôn Đức Phật dạy.
- Hoặc chúng ta hiểu A Tỳ Đàm. Trong mọi trường hợp thì chúng ta biết nhận diện được tâm của mình, cái tâm đó tên gọi của nó là gì, trạng thái của nó như thế nào, tính chất của nó như thế nào, và chức năng của nó như thế nào?
Thì điều đó, khi mình có học hiểu như vậy, mình hiểu từ ở nơi tên gọi của nó. Thí dụ, như ở ngoài đời mình biết ông này là ông A, bà kia là bà B, bà C, bà Mít, bà Soài, v.v... mình biết mặt được những người đó.
Khi mình biết được như vậy thì trong đời sống hàng ngày chúng tôi nghĩ rằng ngoài việc mình hiểu Phật ngôn hiểu lời dạy Đức Phật thì mình luôn luôn tạo cho mình, luôn luôn nhìn cái gì, nghe cái gì, hoặc mình suy tư cái gì thì mình phải có chánh niệm đặc biệt là chánh niệm hay tỉnh giác.
- Chánh niệm là sự ghi nhận.
- Tỉnh giác là tường tận ở trong điều mình ghi nhận đó.
Thì khi mình suy tư cái gì mình hiểu rõ ràng đây là tâm của mình đang có trạng thái như vậy, trạng thái này là trạng thái của tâm tham, tâm tham có tánh chất như vậy, thì khi nó sanh khởi ở trong tâm, khi mà mình nhận ra được tâm tham đang hiện khởi thì ngay lập tức mình chận được một phần tâm tham của mình sẽ dừng lại. Hoặc là mình sắp nóng nảy sân giận buồn bực thì mình lại tỉnh giác.
Nhờ chánh niệm tỉnh giác đó mình hiểu được đây là trạng thái của tâm sân, trạng thái của sự buồn lo âu sầu muộn thì trạng thái này là trạng thái của tâm bất thiện, khi mình hiểu rõ như vậy thì ngay lập tức mình có thể chặn được nội tâm đặc biệt là tâm bất thiện của mình nhờ chánh niệm và tỉnh giác đó.
Về mặt nào đó, thì trước tiên mình phải hiểu rõ giá trị lời dạy của những câu Phật ngôn hoặc là mình hiểu được hình trạng qua A Tỳ Đàm, khi mình hiểu được những nội tâm đặc biệt nói đến những tính chất của tâm, tâm đó là như thế nào, tâm đó có trạng thái thế nào, thuộc thiện hay bất thiện, mà bất thiện thuộc nhóm nào, thuộc cái gì, thì mình cần biết rõ những điều đó cũng như mình biết mặt ông A bà B đến khi ông A đến gần thì ngay lập tức mình nhận ra được.
- Thì điều mình học là điều cần thiết trước tiên.
- Khi mình bước vào để mình tự nhận ra tâm của mình thì điều cần thiết là chánh niệm và tỉnh giác, nhờ có chánh niệm và tỉnh giác mình mới có thể nhận chân được bản thể của tâm của mình, và tâm đó như thế nào, và có cách để mình điều phục.
- Điều phục bằng cách là mình chú mục vào một điều mục nào đó hoặc thay thế bằng một đề mục nào đó, như tâm đang hướng đến trạng thái của tâm bất thiện, khi mà mình hướng đến những điều đó thì theo chúng tôi nghĩ rằng một trong hai; trước tiên là mình phải học hiểu rõ được qua những bài kinh đặc biệt là những bài kinh Đức Phật Ngài dạy về cách điều trị tâm của mình, bên cạnh đó mình phải hiểu về A Tỳ Đàm ít nhiều để khi mình hiểu được mình nhận chân được nội tâm của mình biết rõ được hình dạng trạng thái của tâm mình.
- Bên cạnh đó thì mình nên tu tập cho mình tức là mình phải thường tập cho mình đời sống chánh niệm và tỉnh giác trong mỗi lúc mỗi nơi trong mỗi trường hợp, như vậy thì tâm lúc nào sanh khởi tâm bất thiện thì mình cũng nhận rõ ra, khi mình nhận rõ ra thì giống như là mình đã ngăn chặn được nó hay là tạm thời khống chế được pháp bất thiện sanh khởi lên.
Thì đó là cách chúng tôi nghĩ rằng mình phải tu tập thường xuyên, thường xuyên và thường xuyên như vậy.
Thường xuyên tu tập để mình có thể điều trị được tâm của mình như là pháp mà Đức Phật gọi là sự thay thế từ pháp bất thiện thay thế bằng thiện pháp, hoặc dùng chánh niệm và tỉnh giác để điều chế tâm của mình. Bởi vì tâm mình luôn luôn có sự phóng dật hướng ngoại hướng đến ngoại cảnh, bị trần cảnh lôi cuốn, và do như vậy tâm bất thiện thường xuyên sanh khởi, một khi mình có chánh niệm và tỉnh giác đó là cách mình làm cho tâm của mình hạn chế và dần dần mình tu tập như vậy nhiều lần thì mình sẽ có sự thuần thục trong pháp chuyên tu của mình ./.
No comments:
Post a Comment