Sunday, May 12, 2013

Sự an lạc nội tại quan trọng thế nào với hành giả?

Hỏi: Sự an lạc nội tại quan trọng thế nào với hành giả?

(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 8-5-2013, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Pháp Tân trả lời: Sự an lạc của nội tâm là điều rất quan trọng đối với một hành giả tu tập. Bởi vì mình tu tập để mong có được sự an lạc ở nội tâm trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Đặc biệt là trong cuộc sống bình thường hằng ngày thì chúng ta gặp nhiều khó khăn khi tâm của mình đối cảnh. Thí dụ như gặp cảnh trái ý thì tâm phiền muộn, gặp cảnh thích thì tâm tham đắm mê mờ, thì những điều đó làm tâm không thể nào có được sự an lạc.

Nhưng, không phải an lạc nội tâm tức là mình hoàn toàn tìm cho mình cuộc sống cách ly với thế sự ở bên ngoài, không phải là chạy trốn. Bây giờ làm sao để tu tập ngay ở trong cuộc sống hàng ngày, biết rằng thế sự cũng chính là việc liên quan với cuộc sống hàng ngày của mình, khi mình còn ở trong đời sống tương đối tức là có đối đãi với nhau, có điều tốt, có điều xấu, rồi có vận động, có thanh tịnh, có ô nhiễm, có sự thanh thoát chẳng hạn như vậy.

Thì ở đây, tìm sự an lạc nội tâm, tâm của mình hàng ngày bị trói buộc ở trong những sự phiền muộn về cuộc sống với cái được cái mất, cái thành cái bại, cái nên cái không, thì những điều đó làm cho tâm của mình bị phân tán. Nhưng mà rồi, mình tìm sự an lạc ở nội tâm không phải là mình phải lánh xa thế sự. Nhưng sự thật cái gì làm cho nội tâm của mình không được an ổn? Chính là những phiền não phiền muộn ở trong cuộc sống

 Bây giờ mình tu tập, như ở những hoàn cảnh nào mà nó có thể dẫn đến cho mình phiền muộn thì mình nên tìm cách để không vướng bận, tức là tránh xa nó để rồi tâm của mình được an lạc, người xưa có nói "sanh sự thì sự sanh", do có cái này ràng buột mình ở trong cuộc sống như vậy thì mình tìm cách cách ly nó, mình tránh xa cái gì có khả năng ràng buột mình, thí dụ như mình nói rằng bây giờ là mình sợ cuộc sống bị ràng buột về thế sự thì mình tránh xa những điều mà nó ràng buột như là gia đình, như là sự nghiệp, như là những chuyện này chuyện kia.

  Nhưng khi mình có tiếp xúc với những cảnh đó thì những cảnh đó nó có thể ràng buột mình được, nhưng trong mỗi hoàn cảnh, thí dụ như mình đang có công việc mà  thích công việc đó nhưng mình đừng để chính công việc đó làm cho tâm mình phải rối bời, mình hãy tìm cái sự thảnh thơi nhất hay là sự bình tỉnh nhất để xử trí trong mọi công việc đó

 Trong cuộc sống hàng ngày mình tập luyện đừng để tâm đến những chuyện gì không đáng, đừng có chấp vào những chuyện không đáng khi mình chấp nhận để làm công việc gì.

 Thí dụ như làm công việc thiện sự hàng ngày thì có sự trở ngại và có những sự khó khăn, những sự thuận lợi thì ít nhưng khó khăn không phải là không có, như vậy thì mình làm công việc đó nhưng mình cố gắng tận tụy với công việc thiện, tinh tấn và nhiệt tâm, đó là sự quyết tâm của mình làm.

 Nhưng mà lỡ có cái gì đó, mình cũng mong muốn làm để được thành tựu công việc nhưng nếu nó không thành tựu được thì mình cũng không phải vì vậy mà phải đau khổ hay là buồn bực hay khó chịu. Tập tâm của mình có sự xả ly.

 Và ở trong chùa cũng vậy mình biết có những việc nó được như thế này nhưng mà không được như thế khác thì mình cũng đừng có nghĩ rằng cái gì phải cầu toàn, cầu toàn thì nó sẽ dẫn đến cái khổ cho mình cho nên trong công việc tương đối vẫn phải nhiệt tâm vẫn phải hy vọng để làm công việc thiện sự nhưng lỡ như không thành tựu được hoặc nó thành tựu một cách không mỹ mãn thì mình cũng vẫn coi đó là những bước đi của mình hay là những kinh nghiệm mà mình cần phải đi qua chứ không phải vì vậy mà mình phải chấp để rồi không được an lạc.

  Ngay cả trong việc làm của mỗi người cũng vậy, trong mỗi việc làm mình phải tinh tấn nhiệt huyết để làm nhưng không phải vì vậy mà mình phải chấp vào trong đó. Với việc làm mình không chấp vào thì có vẻ là khó nhưng mà chính cái chấp vào trong công việc đó để mong cầu toàn những việc này cầu toàn những việc kia thì rõ ràng là tạo nên khó khăn mà trong nội tâm mình dẫn đến phiền muộn.

  Cho nên muốn tâm có được sự an lạc thì,
  Một là mình tự tập xả tâm, hoặc là mình luyện tâm của mình có được sự an lạc thảnh thơi trong mọi công việc.
  Hai là mình phải quán mọi việc không thể nào như ý của mình được, mọi việc đều vô thường, nó do duyên mà đến hết duyên là đi, như vậy thì mình quán những điều đó.
  Mình cần phải làm hơn nữa là ở trong nội tâm lúc nào cũng tìm chỗ để an định nội tâm, điều đó rất là quan trọng, bởi vì khi mình có chỗ an định nội tâm rồi thì đối với cảnh có thuận, hay có nghịch, có suông sẻ hay là trở ngại, thì mình vẫn bình thản trước mọi việc diễn ra.

  Chúng tôi nghĩ rằng, ở trong nội tâm của mình,
Một là mình an trú ở trong một đề mục nào đó. (thí dụ như đề mục hơi thở).
Hai là mình luyện tâm mình, mình huân tập tâm của mình khi đối với cảnh mình có được cái suy nghĩ cái suy xét để mình có thể thành tựu được.

  Cho nên, ở đây điều quan trọng nhất để tìm được sự an lạc nội tâm là việc huân tập ở chính mình./.    

No comments:

Post a Comment