Hỏi : Phật cảm thắng ma vương, vậy ma vương ở đây là vô minh hay là một ma lực gì và nguồn gốc của ma lực ở đâu.
(Câu hỏi được hỏi trong lớp Diệu Pháp , ngày 23 tháng 4 năm 2003, Minh Hạnh chuyển biên)
(Câu hỏi được hỏi trong lớp Diệu Pháp , ngày 23 tháng 4 năm 2003, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Giác Ðẳng trả lời: Thưa qúi vị chúng ta thường có hai khuynh hướng rất cực đoan: một là chúng ta giảng dậy về kinh Phật thì hầu như bất cứ điều gì Ðức Phật Ngài nói giảng trong kinh thì chúng ta đều hiểu nghĩa đen thôi, và ví dụ như Ðức Phật Ngài đề cập đến sự chết, Ngài gọi là tử thần, và trong rất nhiều trường hợp Ngài dùng chữ Diêm Vương để chỉ cho vị vua của cõi địa ngục v.v.. và chúng ta thường hiểu theo nghĩa đen.
Rồi lại có sự hiểu cực đoan khác của chúng ta, là chúng ta cho rằng tất cả mọi thứ đều chỉ là ngụ ngôn, như là Phật tử nói rằng không thật sự có thiên đàng và không có địa ngục, mà thiên đàng và địa ngục chỉ có ở trong tâm của chúng ta mà thôi.
Thiên đàng cũng tại tâm và địa ngục cũng tại tâm, do đó chúng ta nói đến nhân gian tịnh độ, chúng ta thường nghe có hai cách giải rất trái chống với nhau, một bên nói về cảnh cực lạc tức là cõi Phương Tây, rồi có Phật A Di Ðà, rồi có tất cả những gì được mô tả trong kinh A Di Ðà, rồi chúng ta cũng nghe đến một cách giải ngược lại là tịnh độ nhân gian. Ở trong tịnh độ nhân gian thì dầu là chim Anh Võ, bảy hàng cây báu, dầu là Cửu Phẩm Liên Hoa v.v...tất cả đều là những ngụ ngôn, đều là những ẩn dụ về đời sống nội tại của chúng ta, thì hai cách hiểu đó thường kéo sự thảo luận quan điểm của Phật tử về hai phía.
Riêng về câu hỏi Phật cảm thắng ma vương, trước khi trả lời câu hỏi đó như thế nào như câu hỏi của cô Minh Thu, thì chúng tôi xin nói như thế này: Ở trong đạo Phật Ngài có đề cập đến năm thứ ma, ví dụ như là chư thiên ma, pháp hành ma, ngũ uẩn ma, tử thần ma, phiền não ma. Trong năm thứ ma này chúng ta nói đến phiền não cũng là một thứ ma vương, tức là có khả năng để tàn hại khả năng sức chịu, khả năng bức bách chúng sanh trong đời này.
Và chúng ta nói đến chư thiên ma tức là một chúng sanh có nhiều uy lực, uy lực to lớn ở cõi trời tha hóa tự tại, thì chúng sanh này cũng có khả năng để gây ra bao nhiêu sách nhiễu to lớn, nhất là đối với đức đại Bồ Tát. Thì ở đây thưa qúi vị nói về năm thứ ma, chúng ta thấy rằng cả hai đều được đề cập đến trong nghĩa ma có nghĩa là một cá thể, và một cá thể đó có khả năng chi phối rất lớn.
Và ma ở đây thì cũng đề cập đến phiền não ở trong đời sống nội tại của chúng ta, điều đó tương tựa như là một thành phố chúng ta ở, trong đó thì cũng có góc tối của nó, những góc tối của thành phố chúng ta muốn nói đến những điều khó khăn về kinh tế, về chính trị, có những điều đen tối. Nhưng bên cạnh đó không có nghĩa là chỉ có sự đen tối về chính trị, về kinh tế, mà còn có những tay anh chị trong xã hội đen cũng sách nhiễu, cũng có thể gây bao nhiêu phiền toái ở trong xả hội, điều gì cũng có thể có trong đó được.
Hình ảnh Ðức Phật đề cập đến năm loại ma ở đây, thì kể cả chư thiên ma, và kể cả phiền não ma, và chúng tôi không hiểu rằng cô Minh Thu dùng chữ Phật cảm thắng ma vương ở trong tích truyện nào, ở trong giai thoại nào, ở trong đoạn kinh nào.
Nhưng chúng tôi thưa với qúi Phật tử như vầy, theo chỗ chúng tôi hiểu từ kinh điển, thì khi nói Ðức Phật cảm thắng ma vương, thì ma vương đó gồm cả hai thứ ma, là ma vương ở bên ngoài, và ma vương ở bên trong lòng phiền não. Và dĩ nhiên sau khi Ngài đã thành đạo rồi thì ma trong lòng không còn.
Nhưng ma ở bên ngoài nhiều đoạn trong kinh tạng Pali cũng nhắc đến những loài ma, những loài dạ xoa, những loài phi nhân, đi theo để làm phiền Ðức Phật và các đệ tử của Phật. Thì điều này cũng có nhắc đến ma giống như một thế lực, là một chúng sanh có nhiều uy lực, nhưng tâm tư không thiện, tâm tư rất là ma, đó là những gì chúng ta đọc thấy trong kinh điển.
Cho dù chúng ta nhìn đạo Phật ngày hôm nay với khía cạnh nào đi nữa thì chúng tôi tin rằng chúng ta vẫn tôn trọng nguyên tắc truyền thống, nếu ở trong kinh văn đã nói như vậy thì chúng ta chỉ trình bày như vậy, việc chúng ta có tin ma thật hay không đó là một câu chuyện khác. Nhưng theo chỗ chúng tôi biết ở trong kinh thì cả hai thứ ma đó đều có được đề cập đến và Ðức Phật là vị đã cảm thắng cả hai thứ ma đó. Ðó là câu trả lời.
Hỏi rằng ma vương có thuộc về ngã qủi không?
- Không, ma vương, loài ma gọi là ma qủi khác với ma vương. Ma qủi là những loài phi nhân. Thường thường chữ ma chúng ta gọi ở bên ngoài giống như ma ám, hay ma nhập. Chữ ma đó thuộc về những loài phi nhân, không có nghĩa gì với điều chúng ta gọi là ma vương hết.
Ma vương thật ra là vị chư thiên, và không phải là vị chư thiên tầm thường, mà là vị chư thiên ở cõi trời cao nhất ở dục giới, cõi trời Tha Hóa Tự Tại, và vị này có rất nhiều phước, nhiều phước lắm, do nhiều phước quá khứ nên vị này có được rất nhiều uy lực, nhưng vì có nhiều tham vọng nên vị này được gọi là một vị ma vương.
Ngạ qủy được xem như là một loài qủy đói, là một trong bốn loài ở trong ác đạo. Thì thưa qúi vị, cũng có những loại ngã qủy, mà họ nửa là ma, nửa là ngã qủy, nửa là chư thiên, có thời gian nửa tháng họ là ma, có khi họ là qủy xứ. Thường loại ngã qủy cũng có nhiều loại chứ không phải chỉ có đơn giản là một cảnh giới sống mà thôi, nhưng ma vương không phải là ngã qủy đó là những gi` mà chúng ta được đọc ở trong kinh Phật
No comments:
Post a Comment