Saturday, May 25, 2013

Từ "biến tri" có khác với "thắng tri" không?

Hỏi: Từ "biến tri" có khác với "thắng tri" không? 

(Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 25-3-2013, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Giác Đẳng trả lời: Từ biến tri và thắng tri có tính cách khác biệt. Chữ biến tri mang tánh cách chiều rộng, chữ thắng tri mang tánh cách chiều sâu. 

Chúng ta lấy ví dụ như là chữ biến tri là mình hiểu tương đối là hiểu đủ rộng đủ tường tận như một vị tướng ra trận thì phải thông hiểu địa hình, địa vật, địa thế của mặt trận đó như thế nào, nếu không hiểu địa hình, địa vật, thì thật sự là khó điều quân khiển tướng.

Nhưng, thắng tri thì nó mang tánh cách là xuyên xúc. Chúng ta tạm lấy một ví dụ như trong binh pháp người ta nói là có hai phần là chiến lượt và chiến thuật. Chiến lượt như là mình hiểu biết về nó mang tánh cách là biến tri, còn chiến thuật thì giống như là thắng tri. Giả xử như một vị hành giả nhìn thấy được một điểm hay một đối tượng mà qua cái đối tượng đó vị đó nhìn một cách thấu triệt xuyên xúc thì cái xuyên xúc đó chúng ta gọi là thắng tri nhưng riêng về hai pháp ở đây chúng ta gọi là danh và sắc ở đây mang tánh cách chiều rộng mang tánh cách toàn diện khi mình hiểu về sáu căn, hiểu về năm uẩn, hiểu về danh sắc, hiểu về 12 xứ 18 giới v.v... thì nó có tính toàn diện và tính toàn diện này nó quan trọng.  

Ngày hôm nay thì chúng ta thấy ở trong ngành quản trị luôn luôn có phần chiều rộng và chiều sâu, ví dụ như về chiều sâu có thể là có một số kỹ thuật nào đó mà một công ty có được thì công ty đó giàu thêm nhưng nó cũng mang tính chiều rộng tức là đặc biệt người ta biết là về tiếp thị như thế nào, người ta biết nhu cầu của thị trường ra sao, người ta biết tìm vốn ở đâu, rồi người ta biết cái chuyện là thuế má như thế nào, nó có tánh cách chiều rộng. Thì cái chiều rộng đó chúng ta nói đến biến tri nhưng cái nhìn xuyên xúc trên một đối tượng trên một pháp thì điều đó chúng ta gọi là thắng tri, thì hai phạm trù rất khác biệt ./.

No comments:

Post a Comment