Monday, May 6, 2013

Sự tu tập niệm chết có phải đưa đến sự tiêu cực không?

Hỏi:. Sự tu tập niệm chết có phải đưa đến sự tiêu cực không? 

(Trong giờ thảo luận ngày 20-3-2013 Minh Hạnh chuyển biên)


TT Pháp Tân trả lời: Thế  thường người ta ít ai muốn bàn đến sự chết, người ta muốn nói về cái gì lạc quan, vui vẻ, cái gì trường cửu. Sự chết mặc dầu mình có nghĩ đến hay không nghĩ đến thì cũng không tránh khỏi. 


Trong kinh Đức Phật Ngài dạy rằng: "Chỉ có sự chết là nơi cuối cùng".


Thì tất cả chúng sanh đều phải chịu sự chết, chịu sự quả phước quả tội, tùy theo nghiệp của mình đã tạo. 


Điều đó là điều chắc thật. Mà là sự thật thì trong thế thường người ta ít nói đến, dù ngay cả người già, người nằm trên giường bệnh nếu họ biết đạo thì không nói gì, nếu họ không biết đạo thì cũng tránh làm sao đừng bàn đến chuyện chết, con cháu người thân đừng nhắc đến chuyện chết. Ngay cả trong giờ phút mong manh nhất của mạng sống thì người ta cũng mong muốn được cái gì đó còn tồn tại tức là còn sống. 


Cho nên nói đến sự chết thì ít có ai muốn bàn. 


Điều chúng ta thấy ở đây.  Đức Phật Ngài dạy cho chúng ta niệm sự chết là để chúng ta đối diện với sự thật, một sự thật hiển nhiên trong đời sống.


  Ở đây, nếu một người nói về sự chết, suy nghĩ đến sự chết mà họ không có một điểm tựa thì rõ ràng là tiêu cực. Có người thì nghĩ rằng  sự chết gần đến với mình thì thôi hãy buông bỏ hết tất cả không cần phải làm gì hết, việc tốt hay xấu gì họ cũng buông bỏ.
  
  Nhưng mà một người hiểu đạo mà biết rằng sự chết kề cận với mình thì mình chuẩn bị cho mình một tư thế sẵn sàng là, mình tìm cho mình một điểm tựa. 
  
  Trong Kinh Luận thì các Ngài ví dụ rằng mạng sống của chúng ta giống như sợi chỉ mà treo một vật nặng và con chuột đang ngậm nhắm sợi chỉ đó, không biết giờ nào sợi chỉ đó sẽ đứt ra. Cũng như trong kinh, cho chúng ta thấy rằng bất cứ trường hợp nào cũng có thể xảy ra sự chết; có thể bất ngờ mình bị trúng gió mà chết, hoặc đi đường có thể bị xe tông chết, có khi đang ở trong nhà thình lình một vật gì rớt xuống ngay đầu của mình làm mình chết, hoặc thậm chí rắn cắn, hoặc con này con kia cắn cũng chết. Nói chung là nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết. Mạng sống của mình thật sự là ngắn ngủi mỏng manh. 
  
  Có một lần nọ, tổ mẫu của Đức Vua Pasemandi qua đời, Đức Vua rất là buồn khổ, khóc than, rồi tìm đến đảnh lễ Đức Phật, Đức Phật thấy Đức Vua Pasamandi rất là buồn khổ, thì Đức Phật hỏi là nguyên nhân sao mà Đức Vua buồn khổ vậy, thì Đức vua Ba-Tư-Nặc mới trả lời rằng "Bạch Đức Thế Tôn, tổ mẫu của con vừa qua đời cho nên con rất là buồn khổ". Đức Phật Ngài dạy rằng: "Mọi chúng sanh sẽ chết, mạng sống sẽ kết thúc, nghiệp ác thọ lãnh quả ác, nghiệp thiện thọ lãnh quả lành, do vậy hãy làm lành tích lũy cho đời sau." 

Thì điều Đức Phật Ngài muốn nhắn nhủ rằng ai ai cũng phải đi đến sự chết, mình niệm sự chết  vì đó là sự thật. Đức Phật Ngài dạy chúng ta phải đối mặt trước sự thật hiển nhiên đó khi mà có thân này thì phải có sự chết, mà mình niệm sự chết không phải là điều tiêu cực, khi mình nghĩ đến sự chết mà mình không có một lối thoát nào, không có một điểm tựa nào thì thật sự nó là đi vào ngõ cụt còn mình niệm sự chết là mình phải đối diện với sự thật đó để mình không sợ hãi hay là mình tìm điểm tựa cho chính. Ở đây, tìm điểm tựa cho chính mình tức là phước báu, các thiện sự hàng ngày chúng ta thường làm. Trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời không có một cái gì mà mình có điểm tựa bằng chính thiện sự do mình làm.


Chúng ta niệm sự chết, cũng là đề mục để chúng ta  thường ghi nhớ rằng mạng sống của mình mong manh ngắn ngủi như vậy, ngày và đêm qua mau cho nên những việc gì chúng ta cần làm thì nên làm, nên tích cực để làm và luôn luôn tạo thiện nghiệp. Niệm sự chết để chuẩn bị cho mình một thiện nghiệp mà mình thường làm. Thì khi mình chuẩn bị cho mình một thiện nghiệp như tu tập trong đời sống hàng ngày, tu tập thiền, chánh niệm. Hoặc mình thường niệm đến sự chết hoặc thường xuyên bố thí cúng dường hoặc thường xuyên giữ giới. 


Nói chung là các công đức thiện sự thường làm, thì khi mình gần chết thì mình nhớ đến điều đó, hay là mình nghĩ lại là do mình đã có làm thiện sự nên mình có điểm tựa, mình nhớ lại những điều đó để mình hoan hỉ, hoan hỉ là phước báu thiện sự mình đã có làm. Hoặc là niệm sự chết là để chuẩn bị cho mình khi đối diện trước sự chết mình không sợ hãi.


 Cho nên chúng tôi nghĩ rằng một trong những điều niệm về sự chết mà Đức Phật Ngài dạy ở đây đó là, Đức Phật dạy cho chúng ta đối diện trước sự thật của  nó và chúng ta luôn nghĩ đến sự chết như vậy là để chúng ta thấy rằng mạng sống của chúng ta ngắn ngủi mong manh và không biết là lúc nào chúng ta đi, bởi vì mình biết rằng Đức Phật cũng có dạy rằng mạng sống của chúng ta thì bất định nhưng mà sự chết thì nhất định, cho nên mình niệm sự chết để rồi mình chuẩn bị cho mình những thiện sự công đức phước báu điểm tựa hoặc là đối diện trước sự chết mình không có sợ hãi không khiếp đảm.


 - Đức Phật Ngài dạy niệm sự chết là một trong những đề mục quán niệm để chúng ta tránh đi những sự dễ dui trong đời sống hàng ngày khi chúng ta đã hiểu rằng không có điểm tựa nào chính bằng chính mình tìm điểm tựa cho chính mình. 

 - Mà điểm tựa đó là công đức phước báu là sự tu tập thiện sự của chính mình, Thầy tổ, cha mẹ, Phật dạy cho chúng ta những con đường đó và chỉ có những điểm tựa đó là chúng ta nên nương tựa thôi.
 - Còn nếu như mình không có niệm sự chết thì rõ ràng cuộc sống chúng ta thật sự rất là dễ dui, chúng ta cứ nghĩ rằng đời sống rất dài và thường là chúng ta bỏ luống qua thời gian hoang phí. 

 Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng: 
 "Kẻ không sớm biết tu hành, 
 không lo tài sản để dành mai sau 
 cò già ủ rũ bên ao
 cá tôm chẳng có xanh sao chết dần
   
    Thì điều mà Đức Phật dạy ở đó là dù, chúng ta còn trẻ thì chúng ta cũng biết tu tập biết thiện sự để làm.

Niệm Sự Chết chính là một điểm để chúng ta luôn luôn suy quá, không phải niệm sự chết là một sự tiêu cực. Nếu như chúng ta suy nghĩ đến sự chết mà không có một điểm tựa, dối diện trưóc sự chết mà chúng ta run sợ thì rõ ràng là  tiêu cực, nhưng chúng ta niệm sự chết để chúng ta chuẩn bị cho chúng ta các công đức thiện sự để khi đối diện với cái chết chúng ta không run sợ

No comments:

Post a Comment