Hỏi: Giải thích tại sao hai bữa ăn trước khi thành đạo và trước khi Niết Bàn dâng cúng Đức Phật lại tạo nên nhiều phước báu?
(Thảo Luận ngày 19-2-2012, Thiên Ân chuyển biên)
TT Tuệ Quyền trả lời: Hai bữa ăn đầu tiên của Đức Phật cũng như bữa ăn sau cùng rồi Ngài Niết Bàn. Hai bữa ăn này phước báu vô lượng cho những ai hữu duyên. Cũng là một bữa ăn, nhưng chúng ta dâng cúng cho Phật rất là lớn. Ở trong cuộc đời có nhiều cá thể mà chỉ có người đó hữu duyên mới làm được. Tất cả nhân duyên được gặp một vị Phật, được cúng dường Ngài, được diện kiến Ngài, được nghe lời dạy của Ngài thì phải hữu duyên lắm. Bữa ăn của nàng Sujātā cũng như của Cunda.
Bởi vì sao vậy? Bởi cái gì là lần đầu cũng là muôn thuở và cái gì là điểm tận cuối cùng mãi như vậy, như chân như thật, bền bỉ vẹn toàn thì lớn lao vô cùng. Bát cơm sữa lần đầu tiên của nàng Sujātā khi Bồ Tát từ bỏ khổ hạnh. Trong muôn cả tỷ tỷ người, cả Chư Thiên không ai hữu phần, lúc đó chỉ có Sujata cúng dường bát cơm sữa này để Bồ Tát có sức khỏe trở lại để từ đó chứng được thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác. Thì đó chính là điều đặc biệt không có người nào, người thứ hai có thể làm được. Cho nên phước báu rất lớn.
Và cũng như việc cúng dường đến bậc Phạm hạnh, tịnh giới như chúng ta cúng dường đến người giữ giới là chúng ta đã có phước rồi. Khi chúng ta bố thí đến những người nghèo, ở những nơi cơ nhở, ở những nơi từ thiện là chúng ta đã hữu phước rồi, chúng ta cũng có phước báu chứ không phải là không. Còn ở đây chúng ta cúng dường đến Thánh Tăng, các bậc chứng thiền, các bậc chứng Sơ Nhị Tam Tứ Đạo Quả v…v thì quả phước lớn lắm. Mà ở đây chúng ta cúng dường cho vị Chánh Đẳng Chánh Giác hay vị Bồ Tát Chánh Đẳng Chánh Giác chứng vị thành Phật thì chúng ta thấy rằng điều đó hết sức đặc biệt là cái thứ nhất.
Thứ hai, bát cơm cuối cùng mà Cunda đã cúng dường đến Đức Phật thì sự cúng dường đó là sự cúng dường trước khi Ngài nhập diệt. Chúng tôi nhớ tinh thần cúng dường của chúng ta, khi đi phải no ấm đầy đủ, khi đi con người mình vẹn toàn. Người ta chết thì người ta sợ thiếu thốn, không được no cho nên người ta phải dùng cho no. Còn ở đây đối với Đức Chánh Đẳng Chánh Giác thì không còn sự khổ đau, không còn sự sanh tử trong tương lai nữa thì đây là một ân huệ cho những người được cúng dường bữa cơm sau cùng, bữa cơm của lịch sử, bữa cơm có một không hai trong cuộc đời này và vĩnh viễn không bao giờ có một vị Phật Gotama thứ hai, một Cunda thứ hai cúng bát cơm đó cho vị ấy nữa. Không có, mà chỉ có một lần.
Và chính vì chỉ có một lần như vậy cho nên công đức đó lớn, công đức đó đi vào lịch sử là như vậy.
(Thảo Luận ngày 19-2-2012, Thiên Ân chuyển biên)
TT Tuệ Quyền trả lời: Hai bữa ăn đầu tiên của Đức Phật cũng như bữa ăn sau cùng rồi Ngài Niết Bàn. Hai bữa ăn này phước báu vô lượng cho những ai hữu duyên. Cũng là một bữa ăn, nhưng chúng ta dâng cúng cho Phật rất là lớn. Ở trong cuộc đời có nhiều cá thể mà chỉ có người đó hữu duyên mới làm được. Tất cả nhân duyên được gặp một vị Phật, được cúng dường Ngài, được diện kiến Ngài, được nghe lời dạy của Ngài thì phải hữu duyên lắm. Bữa ăn của nàng Sujātā cũng như của Cunda.
Bởi vì sao vậy? Bởi cái gì là lần đầu cũng là muôn thuở và cái gì là điểm tận cuối cùng mãi như vậy, như chân như thật, bền bỉ vẹn toàn thì lớn lao vô cùng. Bát cơm sữa lần đầu tiên của nàng Sujātā khi Bồ Tát từ bỏ khổ hạnh. Trong muôn cả tỷ tỷ người, cả Chư Thiên không ai hữu phần, lúc đó chỉ có Sujata cúng dường bát cơm sữa này để Bồ Tát có sức khỏe trở lại để từ đó chứng được thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác. Thì đó chính là điều đặc biệt không có người nào, người thứ hai có thể làm được. Cho nên phước báu rất lớn.
Và cũng như việc cúng dường đến bậc Phạm hạnh, tịnh giới như chúng ta cúng dường đến người giữ giới là chúng ta đã có phước rồi. Khi chúng ta bố thí đến những người nghèo, ở những nơi cơ nhở, ở những nơi từ thiện là chúng ta đã hữu phước rồi, chúng ta cũng có phước báu chứ không phải là không. Còn ở đây chúng ta cúng dường đến Thánh Tăng, các bậc chứng thiền, các bậc chứng Sơ Nhị Tam Tứ Đạo Quả v…v thì quả phước lớn lắm. Mà ở đây chúng ta cúng dường cho vị Chánh Đẳng Chánh Giác hay vị Bồ Tát Chánh Đẳng Chánh Giác chứng vị thành Phật thì chúng ta thấy rằng điều đó hết sức đặc biệt là cái thứ nhất.
Thứ hai, bát cơm cuối cùng mà Cunda đã cúng dường đến Đức Phật thì sự cúng dường đó là sự cúng dường trước khi Ngài nhập diệt. Chúng tôi nhớ tinh thần cúng dường của chúng ta, khi đi phải no ấm đầy đủ, khi đi con người mình vẹn toàn. Người ta chết thì người ta sợ thiếu thốn, không được no cho nên người ta phải dùng cho no. Còn ở đây đối với Đức Chánh Đẳng Chánh Giác thì không còn sự khổ đau, không còn sự sanh tử trong tương lai nữa thì đây là một ân huệ cho những người được cúng dường bữa cơm sau cùng, bữa cơm của lịch sử, bữa cơm có một không hai trong cuộc đời này và vĩnh viễn không bao giờ có một vị Phật Gotama thứ hai, một Cunda thứ hai cúng bát cơm đó cho vị ấy nữa. Không có, mà chỉ có một lần.
Và chính vì chỉ có một lần như vậy cho nên công đức đó lớn, công đức đó đi vào lịch sử là như vậy.
No comments:
Post a Comment