Monday, May 6, 2013

Tâm mình không trụ được vì mình còn tâm ma phải không?

Hỏi: Tâm mình không trụ được vì mình còn tâm ma phải không? nếu như diệt trừ được tâm ma thì mình có ngộ đạo không?

(Câu hỏi trong lớp Diệu Pháp, Minh Hạnh chuyển biên)

TT Trí Siêu trả lời: Trong phần hai của câu hỏi là nếu như diệt trừ được tâm ma thì mình ngộ đạo phải không, Sư xin trả lời ngắn gọn là hễ diệt trừ được tâm ma  như vậy là ngộ đạo, mà tâm ma ở đây tức là gi`? tâm ma ở đây là tất cả tâm phiền não. Tâm phiền não gồm có ba loại tức là; tâm tham, tâm sân và tâm si. Hay nói theo A Tỳ Đàm có 8 tâm tham, hai tâm sân, và hai tâm si cùng với những tâm sở tương ưng với tâm tham, tâm sân và tâm si đó được gọi là những tâm ma, và khi diệt trừ hết những tâm ma như vậy gọi là ngộ đạo.

Ngộ đạo ở đây tức là sau khi diệt trừ hết tâm ma vị đó sẽ chứng đạt đến tứ đạo tứ quả tức là A La Hán đạo, A La Hán quả, sau khi đã trải qua sơ đạo, nhị đạo và tam đạo, sơ quả, nhị quả, tam quả  đó được gọi là bậc giải thoát, việc lên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống sau đời sống này không còn đời sống khác như vậy gọi là vị đã giải thoát hoàn toàn. Đó là điều Sư xin gợi ý đến qúi vị.

Danh từ gọi là ngộ đạo, nếu chúng ta nói theo nghĩa thông thường, ở đây không phải chỉ cho vị đắc đạo quả mà chỉ cho một người có sự ý thức đường lối tu tập chỉ đơn giản vậy thôi. Thí dụ như người đó khi chưa biết  Phật Pháp, đến khi nghe được một câu Phật ngôn nào, nghe một pháp môn gì tự nhiên người đó cảm thấy hoan hỷ cảm thấy hiểu biết hứng thú và có sự quyết tâm để tu tập để hành đạo như vậy được gọi là một người đã ngộ đạo. 

Người ta gọi một người ngộ đạo là chỉ cho một người cải thiện hoàn lương, tức là một người đã bỏ dữ làm lành, đã bỏ những điều xấu để thực hành theo đường tốt, đã bỏ con đường thế gian để tu tập theo giáo pháp của Đức Phật  như vậy gọi là người ngộ đạo.


Nhưng tiếng ngộ đạo ở đây Sư không hiểu là đạo hữu muốn đề cập ý nghĩa ngộ đạo theo nghĩa nào:

1) Ý nghĩa ngộ đạo là hiểu biết được con đường tu tập, con đường thiện pháp, con đường cần phải đi đến chỗ giải thoát.

2) Chữ ngộ đạo ám chỉ cho sự giác ngộ đắc chứng được tâm đạo tâm quả siêu thế cho nên Sư chỉ nói phân hai như vậy thôi để cho đạo hữu được rõ

No comments:

Post a Comment