Hỏi: Cúng dường một vị Tỳ kheo hay một vị cư sĩ tích cực hành đạo để có tiến triển trong đời sống tu tập, hướng tới Đạo Quả giải thoát thì vị ấy có được tính là những bậc đang thực hành để chứng quả Dự Lưu hay không hay phải là đắc đạo như Sơ Đạo thì mới tính được?
(Thảo luận ngày 19-2-2013, Thiên Ân chuyển ngữ)
Đại Đức Pháp Tín trả lời: Đối với đời sống tu tập thì chúng ta thấy rằng là khi những vị đã chứng được quả Dự Lưu rồi thì lúc đó được gọi là bậc Tu Đà Hườn, thì thật sự, khi mình cúng dường đến những vị này phước lúc bấy giờ của mình rất là lớn nhưng nếu chúng ta không gặp được những bậc đó, chúng ta gặp được những vị đang tiến hành, ví dụ như mình thấy rằng đang tiến hành để chứng đắc, “tiến hành” có nhiều khi chúng ta bị nhầm lẫn. “Tiến hành” ở đây nghĩa là vị đó nhiệt tâm, nhiệt tâm để mà phát triển Tuệ Quán để chứng đắc quả vị Dự Lưu hay để thoát khỏi sự khổ sanh tử luân hồi. Thì lúc đó chúng ta cúng dường như vậy phước cũng tương đương.
Cũng như ở trong Pháp Cú Kinh, có nói đến trường hợp của một vị Tỳ kheo, khi vị đó trên đường trở về, đi ngang một khu rừng, và khu rừng bị cháy lửa rất lớn. Lúc đó vị Tỳ kheo đã quán xét để chứng đắc Đạo Quả. Trong kệ ngôn nói rằng: “vị Tỳ kheo chuyên cần, tiến tới như lửa hừng để thiêu đốt các kiết sử.” Ở đây chúng tôi nói lên bài kệ này để làm gì? Có nghĩa là chúng ta biết rằng vị đó đang hướng tâm đến quả vị giải thoát. Quý vị thấy rằng muốn đến quả vị giải thoát phải qua lộ trình đó là chứng đắc tuần tự từ Tu Đà Hườn, đến Tư Đà Hàm, đến A Na Hàm, rồi A La Hán. Thì một vị Tỳ kheo hay một vị hành giả mà đang nhiệt tâm tinh cần để quán xét như vậy, để phát triển Tuệ Quán, chứng đắc Đạo Quả thì tuy chưa chứng đắc được, nhưng khi mình cúng dường hoặc lễ bái các vị đó thì phước báu mình vẫn tương đồng như là chúng ta cúng dường đến vị Tu Đà Hườn.
Như vậy, ở đây chúng ta thấy rằng, một vị đang tiến hành, đang đến mức chứng đắc Đạo Quả Dự Lưu thì khi chúng ta cúng dường phước báu vẫn tràn đầy, vẫn tương đương như một vị Thánh Tu Đà Hườn.
(Thảo luận ngày 19-2-2013, Thiên Ân chuyển ngữ)
Đại Đức Pháp Tín trả lời: Đối với đời sống tu tập thì chúng ta thấy rằng là khi những vị đã chứng được quả Dự Lưu rồi thì lúc đó được gọi là bậc Tu Đà Hườn, thì thật sự, khi mình cúng dường đến những vị này phước lúc bấy giờ của mình rất là lớn nhưng nếu chúng ta không gặp được những bậc đó, chúng ta gặp được những vị đang tiến hành, ví dụ như mình thấy rằng đang tiến hành để chứng đắc, “tiến hành” có nhiều khi chúng ta bị nhầm lẫn. “Tiến hành” ở đây nghĩa là vị đó nhiệt tâm, nhiệt tâm để mà phát triển Tuệ Quán để chứng đắc quả vị Dự Lưu hay để thoát khỏi sự khổ sanh tử luân hồi. Thì lúc đó chúng ta cúng dường như vậy phước cũng tương đương.
Cũng như ở trong Pháp Cú Kinh, có nói đến trường hợp của một vị Tỳ kheo, khi vị đó trên đường trở về, đi ngang một khu rừng, và khu rừng bị cháy lửa rất lớn. Lúc đó vị Tỳ kheo đã quán xét để chứng đắc Đạo Quả. Trong kệ ngôn nói rằng: “vị Tỳ kheo chuyên cần, tiến tới như lửa hừng để thiêu đốt các kiết sử.” Ở đây chúng tôi nói lên bài kệ này để làm gì? Có nghĩa là chúng ta biết rằng vị đó đang hướng tâm đến quả vị giải thoát. Quý vị thấy rằng muốn đến quả vị giải thoát phải qua lộ trình đó là chứng đắc tuần tự từ Tu Đà Hườn, đến Tư Đà Hàm, đến A Na Hàm, rồi A La Hán. Thì một vị Tỳ kheo hay một vị hành giả mà đang nhiệt tâm tinh cần để quán xét như vậy, để phát triển Tuệ Quán, chứng đắc Đạo Quả thì tuy chưa chứng đắc được, nhưng khi mình cúng dường hoặc lễ bái các vị đó thì phước báu mình vẫn tương đồng như là chúng ta cúng dường đến vị Tu Đà Hườn.
Như vậy, ở đây chúng ta thấy rằng, một vị đang tiến hành, đang đến mức chứng đắc Đạo Quả Dự Lưu thì khi chúng ta cúng dường phước báu vẫn tràn đầy, vẫn tương đương như một vị Thánh Tu Đà Hườn.
No comments:
Post a Comment