Thursday, May 9, 2013

Một người trong đời sống bình thường phải tu tập như thế nào để ly tham?


Hỏi: Một người trong đời sống bình thường phải tu tập như thế nào để ly tham?

 (Câu thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 10-3-2013, Minh Hạnh chuyển biên )

TT Pháp Đăng trả lời: Tham là gốc bất thiện. Có nhiều phương pháp tu tập để diệt trừ tham. Nếu tham tài sản thì bố thí là để từ bỏ tham, hoặc tham vật thì giữ giới không trộm cắp để diệt trừ tham, nếu mình tham trong sắc thân thì mình tu đề mục quán tử thi để bớt tham ái.

Nói chung thì những gốc bất thiện là tham sân si, có những cách tu tập để đoạn trừ:

Đoạn trừ tâm bất thiện bằng tâm thiện, bất cứ tâm thiện nào sanh lên cũng trưởng dưỡng thiện pháp trong đó, như mười pháp thiện nghiệp là bố thí, trì giới, tu thiền, bố thí, cung kính, phục vụ, hồi hướng phước, tùy hỉ phước. Bởi vì thiện nghiệp là do sự tác ý của chúng ta để giảm bớt sự tham. Sự tham có ở muôn hình vạn trạng và mình làm thiện pháp là một nhân để bớt tham.

   Nếu nói theo mình hiểu thì vô minh và hành là nhân quá khứ đưa thức đi tái sanh, một người hành động tham khi tái sanh làm người có của cải sẽ bị nước trôi lửa cháy tài sản mất mát. Thì khi mình hiểu giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên hay hiểu lý nhân quả mình bớt tham từ từ, nghĩa là mình thấy được hành động mang lại kết quả cho mình thì mình sẽ có tác ý để trừ bỏ tham bằng cách giữ giới, bằng cách bố thí, bằng cách tu thiền.
 
    Có nhiều phương pháp để diệt trừ tham, tùy theo mình tham cái gì, khi mình thấy hậu quả của nó thì mình sẽ từ bỏ.

Một người tham lam của cải thấy nhân của tham lam của cải tài vật mình trộm cắp sau này sanh làm người với nghiệp tham này mình bị rơi vào địa ngục.

Đức Phật Ngài kể nhiều câu chuyện trong kinh Tạng, kinh Pháp Cú hay kinh Tiểu Bộ hay là kinh Bổn Sanh, một người tham thì giống như con diều có màu sắc đẹp thì tâm tham sanh khởi muốn làm và mình lấy tay nhúng vào hũ keo dán thì dính tay, đụng chân vào thì dính chân, hay mình đưa miệng vào cạp thì dính cái miệng.

Đức Phật dạy tham là nguyên nhân dẫn đến khổ cảnh dẫn đến luân hồi dẫn đến nghiệp quả báo và khi mình hiểu được như vậy thì mình sẽ giảm thiểu sự tham từ từ.

Những người có tham tà kiến thì phải đoạn trừ thì từ từ cũng chứng đắc đạo quả A La Hán. Vì một người với tham tà kiến là hiểu sai làm và hành động sai lầm mang lại kết quả rơi bốn đường ác đạo

Những người không tin luật nhân quả thì thường kiến đoạn kiến tin rằng hành động không có kết quả hay vô nhân vô quả, không tin nhân tin quả cho rằng kiếp sau làm người chết là hết. Nếu mình hiểu được sự luân hồi quả báo chết không phải là hết thì cũng là nguyên nhân để mình diệt trừ tham mà do tà kiến tác động mình trộm cắp hay là mình hành động tham lam mang đến kết quả tội lỗi.

Một thí dụ được Đức Phật Ngài kể: có anh chàng ở biên ải thấy đôi vợ chồng mà người vợ rất đẹp nên anh ta tìm cách hãm hại, bỏ viên ngọc bỏ vô xe của vợ chồng người đó và vu khống người chồng và đánh người chồng chết để chiếm đoạt người vợ. Sau này khi luân hồi lại anh ta bị người ta đánh đập chết.

Thì chúng ta thấy rằng Đức Phật Ngài dạy rằng khi mình hiểu được nhân quả, tin rằng các hành động  đều có nhân quả thì từ từ sẽ làm cho mình có chánh kiến không có tà kiến, thì giảm thiểu được tham.

 Kinh Vacchagotta, thuộc Trung Bộ Kinh, Đức Phật trả lời vị Balamon Vacchagotta là:  Này Vaccha, dầu cho ta có nhớ đến 91 kiếp, Ta không biết một tà mạng ngoại đạo nào đã sanh Thiên, trừ một vị, và vị này thuyết về nghiệp và thuyết về tác dụng của nghiệp.

 Đức Phật Ngài thuyết chánh pháp không hoài nghi nhân quả nên một người có lòng tin với lời dạy của Đức Phật có lòng tin nơi Đức Phật, tin vào nhân quả thì sự tham được diệt trừ./.


No comments:

Post a Comment