Hỏi: Có nhiều người khi mô tả về cứu cánh thì thường mô tả cái gì cho đẹp cho vui cho hoan hỉ. Nhưng riêng về cứu cánh Niết-bàn trong đạo Phật thì cái xa nhất mà chúng ta biết đó là nirodha hay là từ ngữ "tịch tĩnh", "diệt khổ", 'tận diệt phiền não'. thì cách diễn tả đó có cái gì cần cho chúng ta lưu ý và tại sao chúng ta nên diễn tả như vậy hơn là chúng ta tô hồng chuốt lục, hơn là chúng ta làm cho nhiều màu sắc, mà chỉ đơn thuần là diệt khổ, dập tắt phiền não mà thôi?
(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 7-9-2011, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu trả lời: Điểm đầu tiên chúng ta nói đến ở đây là Niết-bàn được mô tả ở trong kinh điển Pali nói lên một sự thật, một chân lý về diệt khổ, nirodha sự diệt tắt, chân lý cuối cùng chứ không phải Niết-bàn là một cảnh giới do tưởng tượng.
Nếu mô tả Niết-bàn có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn hoan hỉ thời Niết-bàn không phải như vậy, mà là một chân lý ở trong bốn chân lý tức là sự diệt khổ. Cho nên trong kinh Pali không mô tả Niết-bàn như là một cảnh giới có nhiều sự an vui có nhiều sự hoan hỉ. Mục đích của Đạo Phật là sự diệt khổ, diệt trừ cái khổ như Phật ngôn Đức Phật đã dạy rằng:
- "Này Chư Tỳ Kheo xưa và nay Như Lai chỉ tuyên bố về sự khổ và diệt khổ".
Sự diệt khổ ở đây tức là chấm dứt cái khổ sanh tử luân hồi, chấm dứt cái khổ do thân hiện hữu này. Nếu mô tả Niết-bàn như là một cảnh giới hấp dẫn đó là vô tình mô tả Niết-bàn như là một cái khổ dầu đó là khổ vi tế, bởi vì hễ còn là hấp dẫn lòng tham của kẻ phàm phu hoan hỉ Niết-bàn, chấp thủ Niết-bàn như trong bài kinh Căn Bản Pháp Môn thì ở đây là một sự sai lầm khi mô tả Niết-bàn không phải là đối tượng của tâm tham, trong 21 cảnh thì tham sân si biết được 20 cảnh,20 đối tượng, ngoại trừ Niết-bàn không biết. Bằng nhiều cách chúng ta nói như vậy để cho thấy rằng khi chúng ta mô tả Niết-bàn đẹp hữu tình làm đối tượng của tâm tham được thì như vậy không phải là Niết-bàn thật mà Niết-bàn đó chỉ là Niết-bàn giả tạo, đó là vấn đề thứ nhất.
Vấn đề thứ hai chúng tôi muốn nói ở đây là, nhìn trong kinh điển thì không phải dùng một từ ngữ để nói đến Niết-bàn mà có rất nhiều từ ngữ để nói đến Niết-bàn. Ở đây trong quyển Cư Sĩ Giới Pháp chúng tôi cũng dựa vào bộ Visuddhimagga Thanh Tịnh Đạo chỉ nói đến Niết-bàn qua những danh từ để gọi thí dụ như:
- Niết-bàn là sự bài trừ hệ lụy ālayasamugghāto,
- Niết-bàn cắt đứt luân hồi vaṭṭtūpacchedo
- Niết-bàn đoạn tận tham ái taṇhak-khayo
Dùng nhiều từ để nói đến Niết-bàn, đó chỉ là sự mô tả theo khía cạnh những từ ngữ đồng nghĩa được nói đến ở đây là để khả dĩ giúp cho người học có thể hiểu được, không hiểu được bằng từ này thì có thể hiểu được theo từ khác. Chỉ là một trạng thái tịch tịnh chấm dứt sự khổ đau, nhưng bằng nhiều từ ngữ để gọi giống như khi chúng ta nhìn một vật chúng ta có thể nói nhiều khía cạnh để cho hiểu được cái vật đó, nếu chỉ nói một từ mà chúng ta hiểu được rồi thì chúng ta không cần phải dùng đến những từ ngữ khác, sở dĩ có nhiều từ ngữ để nói là tùy theo cá tính của người, mỗi người hiểu một cách hiểu một khía cạnh và phải mô tả như thế.
(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 7-9-2011, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Siêu trả lời: Điểm đầu tiên chúng ta nói đến ở đây là Niết-bàn được mô tả ở trong kinh điển Pali nói lên một sự thật, một chân lý về diệt khổ, nirodha sự diệt tắt, chân lý cuối cùng chứ không phải Niết-bàn là một cảnh giới do tưởng tượng.
Nếu mô tả Niết-bàn có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn hoan hỉ thời Niết-bàn không phải như vậy, mà là một chân lý ở trong bốn chân lý tức là sự diệt khổ. Cho nên trong kinh Pali không mô tả Niết-bàn như là một cảnh giới có nhiều sự an vui có nhiều sự hoan hỉ. Mục đích của Đạo Phật là sự diệt khổ, diệt trừ cái khổ như Phật ngôn Đức Phật đã dạy rằng:
- "Này Chư Tỳ Kheo xưa và nay Như Lai chỉ tuyên bố về sự khổ và diệt khổ".
Sự diệt khổ ở đây tức là chấm dứt cái khổ sanh tử luân hồi, chấm dứt cái khổ do thân hiện hữu này. Nếu mô tả Niết-bàn như là một cảnh giới hấp dẫn đó là vô tình mô tả Niết-bàn như là một cái khổ dầu đó là khổ vi tế, bởi vì hễ còn là hấp dẫn lòng tham của kẻ phàm phu hoan hỉ Niết-bàn, chấp thủ Niết-bàn như trong bài kinh Căn Bản Pháp Môn thì ở đây là một sự sai lầm khi mô tả Niết-bàn không phải là đối tượng của tâm tham, trong 21 cảnh thì tham sân si biết được 20 cảnh,20 đối tượng, ngoại trừ Niết-bàn không biết. Bằng nhiều cách chúng ta nói như vậy để cho thấy rằng khi chúng ta mô tả Niết-bàn đẹp hữu tình làm đối tượng của tâm tham được thì như vậy không phải là Niết-bàn thật mà Niết-bàn đó chỉ là Niết-bàn giả tạo, đó là vấn đề thứ nhất.
Vấn đề thứ hai chúng tôi muốn nói ở đây là, nhìn trong kinh điển thì không phải dùng một từ ngữ để nói đến Niết-bàn mà có rất nhiều từ ngữ để nói đến Niết-bàn. Ở đây trong quyển Cư Sĩ Giới Pháp chúng tôi cũng dựa vào bộ Visuddhimagga Thanh Tịnh Đạo chỉ nói đến Niết-bàn qua những danh từ để gọi thí dụ như:
- Niết-bàn là sự bài trừ hệ lụy ālayasamugghāto,
- Niết-bàn cắt đứt luân hồi vaṭṭtūpacchedo
- Niết-bàn đoạn tận tham ái taṇhak-khayo
Dùng nhiều từ để nói đến Niết-bàn, đó chỉ là sự mô tả theo khía cạnh những từ ngữ đồng nghĩa được nói đến ở đây là để khả dĩ giúp cho người học có thể hiểu được, không hiểu được bằng từ này thì có thể hiểu được theo từ khác. Chỉ là một trạng thái tịch tịnh chấm dứt sự khổ đau, nhưng bằng nhiều từ ngữ để gọi giống như khi chúng ta nhìn một vật chúng ta có thể nói nhiều khía cạnh để cho hiểu được cái vật đó, nếu chỉ nói một từ mà chúng ta hiểu được rồi thì chúng ta không cần phải dùng đến những từ ngữ khác, sở dĩ có nhiều từ ngữ để nói là tùy theo cá tính của người, mỗi người hiểu một cách hiểu một khía cạnh và phải mô tả như thế.
No comments:
Post a Comment