Hỏi: Trong đời sống thường có thể tu tập thiền định không?
(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 29-4-2013, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Quyền trả lời: Có một số người tin rằng tu tập thiền quán cao hơn, và không cần tu Thiền Định. Chúng ta hay nắm bắt một cái gì đó gọi là cao lớn nhất nên chúng ta chọn, giữa Thiền Quán với thiền chỉ
Thì quả thật, điều này chúng ta cũng phải xét lại, chúng tôi muốn nói xét lại là như thế nào?
Đời sống bình nhật của chúng ta đôi khi không tu thiền quán được nhưng đôi khi chúng ta có thể tu thiền chỉ được, chẳng hạn như chúng ta niệm Phật Buddha-nussati tức là niệm đi niệm lại ân đức Phật là một trong sáu pháp tiền niệm.
Sáu tiền niệm là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm từ.
Thì ở đó, chính các pháp tiền niệm này thuộc về thiền chỉ.
Như chúng ta niệm Phật thì cũng vô lượng công đức, mà khi chúng ta niệm Phật như vậy thì tại sao chúng ta niệm Phật được, tại vì chúng ta có niềm tin nơi Tam Bảo, đây là một người có chánh tri có chánh tín một người có tín lực mà khi chúng ta có một niềm tin hiểu rõ về Đức Phật hiểu biết Ngài một cách như chân như thật hiểu biết Ngài trên tinh thần của lý quán, hiểu Ngài về sự.
Hiểu vế "lý" là như thế nào, hiểu về giá trị tác chứng của chính Ngài.
Hiểu về "sự" tức là Phật chỉ là một người bề trên cao cả là một vị thần, có người tin rằng Đức Phật cứu giúp chúng ta, tức là chúng ta có niềm tin để nương tựa để cầu nguyện để van vái để núp bóng.
Thì nếu nói trên vấn đề đó thì chúng ta không nói, nhưng ở đây, người đệ tử niệm Phật mà sự hiểu biết trật, bởi vì ân đức của Ngài với chính ân đức Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn'. thì bao nhiêu đó là công đức chúng ta lớn lao vô cùng và cao cả lắm, đó là một việc.
Chẳng hạn chúng ta niệm về sự chết, niệm quán thân bất tịnh, hay là niệm về đất nước lửa gió để huấn luyện dạy cho tâm mình, tác dụng tâm của mình vào một nơi không bị phóng dật chi phối, và chúng ta phải luyện tập thường xuyên thì có kết quả tốt, sau đó chúng ta khi có thời gian thích hợp thì chúng ta tu tập.
Về hành pháp thì có nhiều cách, thiền quán thì cũng có thể tu tập liên tục trong đời sống được
Như ở đây, chúng tôi nói về thiền định thì đó chẳng qua là một sự phân cấp phân chia nếu như chúng ta không rốt ráo được thiền quán thì trong đời sống bình nhật chúng ta nên tu tập về thiền định, sau đó chúng ta mới bắt đầu thọ trì thêm thiền quán để chúng ta tu tập một cách rốt ráo. Và cũng vậy sự tu tập về thiền định cũng phải có sự thọ trì rốt ráo.
Ở đây, nếu chúng ta thọ trì rốt ráo khi tu tập về thiền định dể sanh khởi những ấn chứng của thiền. Những ấn chứng của thiền như là đạt được tâm hân hoan tâm phát sanh hỉ lạc khi chúng ta được cận định, hay chúng ta đắc định để tạo duyên Niết-bàn là cái duyên chúng ta lần lần thâm nhập chúng ta tu tập để chúng ta tầm cầu cái sự chấm dứt sanh tử chấm dứt khổ đau thì đây là lý tốt
Cho nên trong đời sống bình nhật người Phật tử chúng ta phải nhớ rằng khi tu tập về thiền định là một vấn đề lớn chứ không đơn giản, chúng ta không nên so sánh rồi nói rằng nên tu tập thiền quán không nên tu tập thiền chỉ. Chúng ta phải xác định rõ khả năng và điều kiện cũng như thời gian của chính mình thì chúng ta sẽ đạt được tốt còn không đời sống bình nhật ở mỗi lúc mỗi nơi chúng ta tu tập thiền định cũng là tốt, chúng ta có thể tu bằng mọi thứ chẳng hạn lần xâu chuỗi cũng là sự tu tập của thiền định. Cho nên sự tu tập tùy theo duyên của mỗi người.
(Thảo luận trong lớp Phật Pháp Buđdhadhamma ngày 29-4-2013, Minh Hạnh chuyển biên)
TT Tuệ Quyền trả lời: Có một số người tin rằng tu tập thiền quán cao hơn, và không cần tu Thiền Định. Chúng ta hay nắm bắt một cái gì đó gọi là cao lớn nhất nên chúng ta chọn, giữa Thiền Quán với thiền chỉ
Thì quả thật, điều này chúng ta cũng phải xét lại, chúng tôi muốn nói xét lại là như thế nào?
Đời sống bình nhật của chúng ta đôi khi không tu thiền quán được nhưng đôi khi chúng ta có thể tu thiền chỉ được, chẳng hạn như chúng ta niệm Phật Buddha-nussati tức là niệm đi niệm lại ân đức Phật là một trong sáu pháp tiền niệm.
Sáu tiền niệm là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm từ.
Thì ở đó, chính các pháp tiền niệm này thuộc về thiền chỉ.
Như chúng ta niệm Phật thì cũng vô lượng công đức, mà khi chúng ta niệm Phật như vậy thì tại sao chúng ta niệm Phật được, tại vì chúng ta có niềm tin nơi Tam Bảo, đây là một người có chánh tri có chánh tín một người có tín lực mà khi chúng ta có một niềm tin hiểu rõ về Đức Phật hiểu biết Ngài một cách như chân như thật hiểu biết Ngài trên tinh thần của lý quán, hiểu Ngài về sự.
Hiểu vế "lý" là như thế nào, hiểu về giá trị tác chứng của chính Ngài.
Hiểu về "sự" tức là Phật chỉ là một người bề trên cao cả là một vị thần, có người tin rằng Đức Phật cứu giúp chúng ta, tức là chúng ta có niềm tin để nương tựa để cầu nguyện để van vái để núp bóng.
Thì nếu nói trên vấn đề đó thì chúng ta không nói, nhưng ở đây, người đệ tử niệm Phật mà sự hiểu biết trật, bởi vì ân đức của Ngài với chính ân đức Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn'. thì bao nhiêu đó là công đức chúng ta lớn lao vô cùng và cao cả lắm, đó là một việc.
Chẳng hạn chúng ta niệm về sự chết, niệm quán thân bất tịnh, hay là niệm về đất nước lửa gió để huấn luyện dạy cho tâm mình, tác dụng tâm của mình vào một nơi không bị phóng dật chi phối, và chúng ta phải luyện tập thường xuyên thì có kết quả tốt, sau đó chúng ta khi có thời gian thích hợp thì chúng ta tu tập.
Về hành pháp thì có nhiều cách, thiền quán thì cũng có thể tu tập liên tục trong đời sống được
Như ở đây, chúng tôi nói về thiền định thì đó chẳng qua là một sự phân cấp phân chia nếu như chúng ta không rốt ráo được thiền quán thì trong đời sống bình nhật chúng ta nên tu tập về thiền định, sau đó chúng ta mới bắt đầu thọ trì thêm thiền quán để chúng ta tu tập một cách rốt ráo. Và cũng vậy sự tu tập về thiền định cũng phải có sự thọ trì rốt ráo.
Ở đây, nếu chúng ta thọ trì rốt ráo khi tu tập về thiền định dể sanh khởi những ấn chứng của thiền. Những ấn chứng của thiền như là đạt được tâm hân hoan tâm phát sanh hỉ lạc khi chúng ta được cận định, hay chúng ta đắc định để tạo duyên Niết-bàn là cái duyên chúng ta lần lần thâm nhập chúng ta tu tập để chúng ta tầm cầu cái sự chấm dứt sanh tử chấm dứt khổ đau thì đây là lý tốt
Cho nên trong đời sống bình nhật người Phật tử chúng ta phải nhớ rằng khi tu tập về thiền định là một vấn đề lớn chứ không đơn giản, chúng ta không nên so sánh rồi nói rằng nên tu tập thiền quán không nên tu tập thiền chỉ. Chúng ta phải xác định rõ khả năng và điều kiện cũng như thời gian của chính mình thì chúng ta sẽ đạt được tốt còn không đời sống bình nhật ở mỗi lúc mỗi nơi chúng ta tu tập thiền định cũng là tốt, chúng ta có thể tu bằng mọi thứ chẳng hạn lần xâu chuỗi cũng là sự tu tập của thiền định. Cho nên sự tu tập tùy theo duyên của mỗi người.
No comments:
Post a Comment