Hỏi: Làm sao mình được thanh tịnh khi ngồi thiền?
. (Kinh Pháp Cú kệ ngôn 85 - 86 ngày 1 tháng 6 năm 2003 tại rơom Diệu Pháp - Như Trúc chuyển biên )
TT Giác Đẳng trả lời : Thưa quý vị, tu thiền để làm cho thanh tịnh tâm ý, đó là một trong mục đích trước khi chúng ta hành thiền mà thôi. Thiền thì có nhiều loại thiền tuy nhiên có lẽ nếu không lầm thì đạo hữu nầy đang hỏi về thiền vipassana, tức là một pháp tu thiền mà chúng ta thường gọi là tu thiền tứ niệm xứ. Trong lúc chúng ta tu thiền thì chúng ta có mong là mình được thanh tịnh hay không thanh tịnh, chúng ta có mong mình được an lạc hay không an lạc, chúng ta đơn giản chỉ là tu thiền. Như trường hợp một người được dạy về tu tập quán niệm hơi thở thì chúng ta cứ quán niệm vào hơi thở, và chỉ làm công việc quán niệm vào hơi thở. Vui cũng quán niệm vào hơi thở, buồn cũng quán niệm vào hơi thở, tâm thanh tịnh cũng quán niệm vào hơi thở mà tâm không thanh tịnh cũng quán niệm vào hơi thở. Nếu chúng ta chánh niệm được trong hơi thở thì từ sự chánh niệm có khả năng hóa giải, tương tự như nếu quý vị đang oan trái với một người nào mà mình đem sự oan trái đó ra cột ngay ở trong cặp mắt của sự chánh niệm, mình thấy rõ ràng rằng mình đang có tâm oan trái, đừng xua đuổi nó, đừng sợ hãi nó, đừng bám vào nó, chỉ ghi nhận sự có mặt của tâm oan trái thôi vì khả năng chánh niệm đó tự nó có khả năng chuyển hóa mà mình không cần phải nỗ lực, không cần phải cố gắng gì nhiều. Đây là điểm rất quan trọng về pháp thiền.
Khi chúng ta tu tập, chúng ta chỉ thực hành như Ngài Ajahn Chaa thường nói “hãy gieo một hạt giống xuống, hãy bón phân, hãy tưới nước, hãy chăm sóc”, “Tiết trúng lai thời hoa mãn khai”, thời tiết đến hợp lúc, đủ điều kiện thì hoa sẽ nở. Chúng ta không mong cầu, chúng ta không đòi hỏi. Thật ra sự thanh tịnh là một kết quả của thiền định, một kết quả tất yếu, một kết quả ắt có và đủ của sự thực hành đúng theo phương pháp, nhưng đó không phải là điều mà chúng ta hướng vọng. Một người tập thiền dù là thanh tịnh hay không thanh tịnh, tất cả những thứ đó đều là đề mục của thiền định hết. Như chúng ta đọc ở trong kinh Niệm Xứ, cho dù là tâm hạ liệt hay tâm cao thượng, tâm xả ly hay tâm tham dục, nó cũng chỉ là đối tượng của thiền định, cho dù khổ lạc ưu hỷ xã thì nó cũng là đối tượng của thiền định, cho dù đó là thất giác chi hay là năm triền cái thì đó cũng chỉ là đối tượng của thiền định. Cái gì nó đến thì chúng ta đã nhận nó là đối tượng của thiền định rồi.
Như trong pháp tu tập Yonisso manassikara, hễ cái gì xảy ra trước mắt chúng ta thì chúng ta hãy dùng nó làm điểm tựa để chúng ta đứng dậy, và đây là điều thú vị của thiền vipasssana, là một cái nhìn lẳng lặng và không có lựa chọn, một cái nhìn không có đòi hỏi, một cái nhìn không có kỳ vọng lớn lao mà chính vì vậy nó trả chúng ta về với sự thanh thản. Nếu chúng ta đang ngồi thiền mà tâm của chúng ta mệt, tâm của chúng ta lo âu, tâm chúng ta vọng móng thì chỉ ghi nhận sự hiện hữu và chỉ lẳng lặng ghi nhận, ghi nhận thôi chứ không phản ứng một cách nồng nhiệt, không phản ứng một cách dằn co, cũng không phản ứng một cách lãnh đạm, mà ở đây là một thái độ hoàn toàn tỉnh táo ghi nhận sự có mặt. Khi nào mình làm được như vậy tâm của mình sẽ tự động lắng xuống và sự lắng đọng xuống ngoài ý muốn của mình, nó còn có nhiều yếu tố khác, mặc dù quý vị vừa mới vào ngồi thiền thì quý vị thấy rằng ở trong các khóa thiền vài ngày đầu mình rất khó khăn chật vật nhưng sau đó một thời gian ngắn thì mình sẽ tìm thấy được một sự lợi lạc. Một ly nước có nhiều cặn bã mà chúng ta để lâu nó lắng xuống thì nước nó trong, đừng nói chi là tâm của mình, do vậy có nhiều yếu tố để tâm được thanh tịnh nhưng một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên là thái độ của chúng ta. Thái độ như thế nào mà đừng làm cho tâm của chúng ta vọng đọng, thái độ làm cho chúng ta đừng bấn loạn, thái độ làm cho chúng ta đừng sợ hãi hoảng hốt. Đó là thái độ bình lặng, bình lặng ở đây là sự bình lặng của chánh niệm.
. (Kinh Pháp Cú kệ ngôn 85 - 86 ngày 1 tháng 6 năm 2003 tại rơom Diệu Pháp - Như Trúc chuyển biên )
TT Giác Đẳng trả lời : Thưa quý vị, tu thiền để làm cho thanh tịnh tâm ý, đó là một trong mục đích trước khi chúng ta hành thiền mà thôi. Thiền thì có nhiều loại thiền tuy nhiên có lẽ nếu không lầm thì đạo hữu nầy đang hỏi về thiền vipassana, tức là một pháp tu thiền mà chúng ta thường gọi là tu thiền tứ niệm xứ. Trong lúc chúng ta tu thiền thì chúng ta có mong là mình được thanh tịnh hay không thanh tịnh, chúng ta có mong mình được an lạc hay không an lạc, chúng ta đơn giản chỉ là tu thiền. Như trường hợp một người được dạy về tu tập quán niệm hơi thở thì chúng ta cứ quán niệm vào hơi thở, và chỉ làm công việc quán niệm vào hơi thở. Vui cũng quán niệm vào hơi thở, buồn cũng quán niệm vào hơi thở, tâm thanh tịnh cũng quán niệm vào hơi thở mà tâm không thanh tịnh cũng quán niệm vào hơi thở. Nếu chúng ta chánh niệm được trong hơi thở thì từ sự chánh niệm có khả năng hóa giải, tương tự như nếu quý vị đang oan trái với một người nào mà mình đem sự oan trái đó ra cột ngay ở trong cặp mắt của sự chánh niệm, mình thấy rõ ràng rằng mình đang có tâm oan trái, đừng xua đuổi nó, đừng sợ hãi nó, đừng bám vào nó, chỉ ghi nhận sự có mặt của tâm oan trái thôi vì khả năng chánh niệm đó tự nó có khả năng chuyển hóa mà mình không cần phải nỗ lực, không cần phải cố gắng gì nhiều. Đây là điểm rất quan trọng về pháp thiền.
Khi chúng ta tu tập, chúng ta chỉ thực hành như Ngài Ajahn Chaa thường nói “hãy gieo một hạt giống xuống, hãy bón phân, hãy tưới nước, hãy chăm sóc”, “Tiết trúng lai thời hoa mãn khai”, thời tiết đến hợp lúc, đủ điều kiện thì hoa sẽ nở. Chúng ta không mong cầu, chúng ta không đòi hỏi. Thật ra sự thanh tịnh là một kết quả của thiền định, một kết quả tất yếu, một kết quả ắt có và đủ của sự thực hành đúng theo phương pháp, nhưng đó không phải là điều mà chúng ta hướng vọng. Một người tập thiền dù là thanh tịnh hay không thanh tịnh, tất cả những thứ đó đều là đề mục của thiền định hết. Như chúng ta đọc ở trong kinh Niệm Xứ, cho dù là tâm hạ liệt hay tâm cao thượng, tâm xả ly hay tâm tham dục, nó cũng chỉ là đối tượng của thiền định, cho dù khổ lạc ưu hỷ xã thì nó cũng là đối tượng của thiền định, cho dù đó là thất giác chi hay là năm triền cái thì đó cũng chỉ là đối tượng của thiền định. Cái gì nó đến thì chúng ta đã nhận nó là đối tượng của thiền định rồi.
Như trong pháp tu tập Yonisso manassikara, hễ cái gì xảy ra trước mắt chúng ta thì chúng ta hãy dùng nó làm điểm tựa để chúng ta đứng dậy, và đây là điều thú vị của thiền vipasssana, là một cái nhìn lẳng lặng và không có lựa chọn, một cái nhìn không có đòi hỏi, một cái nhìn không có kỳ vọng lớn lao mà chính vì vậy nó trả chúng ta về với sự thanh thản. Nếu chúng ta đang ngồi thiền mà tâm của chúng ta mệt, tâm của chúng ta lo âu, tâm chúng ta vọng móng thì chỉ ghi nhận sự hiện hữu và chỉ lẳng lặng ghi nhận, ghi nhận thôi chứ không phản ứng một cách nồng nhiệt, không phản ứng một cách dằn co, cũng không phản ứng một cách lãnh đạm, mà ở đây là một thái độ hoàn toàn tỉnh táo ghi nhận sự có mặt. Khi nào mình làm được như vậy tâm của mình sẽ tự động lắng xuống và sự lắng đọng xuống ngoài ý muốn của mình, nó còn có nhiều yếu tố khác, mặc dù quý vị vừa mới vào ngồi thiền thì quý vị thấy rằng ở trong các khóa thiền vài ngày đầu mình rất khó khăn chật vật nhưng sau đó một thời gian ngắn thì mình sẽ tìm thấy được một sự lợi lạc. Một ly nước có nhiều cặn bã mà chúng ta để lâu nó lắng xuống thì nước nó trong, đừng nói chi là tâm của mình, do vậy có nhiều yếu tố để tâm được thanh tịnh nhưng một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên là thái độ của chúng ta. Thái độ như thế nào mà đừng làm cho tâm của chúng ta vọng đọng, thái độ làm cho chúng ta đừng bấn loạn, thái độ làm cho chúng ta đừng sợ hãi hoảng hốt. Đó là thái độ bình lặng, bình lặng ở đây là sự bình lặng của chánh niệm.
No comments:
Post a Comment